6 cách mẹ nên biết để xử lý khi bé bị ọc sữa

Với nhiều trẻ sơ sinh, tình trạng ọc sữa, trớ sữa sau khi bú rất phổ biến. Với những triệu chứng ọc sữa thông thường, mẹ có thể cải thiện được tình trạng này bằng cách thay đổi một vài thói quen của trẻ. Trong bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ hướng dẫn bạn 6 cách xử lý tình huống bé bị ọc sữa.

6 cách mẹ nên biết để xử lý khi bé bị ọc sữa 6 cách mẹ nên biết để xử lý khi bé bị ọc sữa

Với nhiều trẻ sơ sinh, tình trạng ọc sữa, trớ sữa sau khi bú rất phổ biến. Hầu hết trẻ nào cũng bị ọc sữa và trớ sữa. Với những triệu chứng ọc sữa thông thường, mẹ có thể cải thiện được tình trạng này bằng cách thay đổi một vài thói quen của trẻ. Trong bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ hướng dẫn bạn 6 cách xử lý tình huống bé bị ọc sữa.

1. Khẩu phần ăn của bé nên được chia nhỏ

Với trẻ sơ sinh, dung tích tiêu hóa của bé nhỏ hơn rất nhiều so với những trẻ lớn. Do đó, thay vì để bé bú quá nhiều trong một lần, bạn có thể chia các cữ bú của trẻ ra làm nhiều lần và lượng sữa cho bé bú nên giảm bớt đi. Khi áp dụng cách này, mẹ có thể khắc phục tình trạng bé bị ọc sữa và khi đó bé bú ngoan hơn, mẹ cũng không vất vả.
vicare.vn-6-cach-me-nen-biet-de-xu-ly-khi-be-bi-oc-sua-body-1

2. Sau khi bé bú sữa, không nên để bé nằm ngay

Trẻ rất dễ nuốt hơi vào khi đang bú vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện. Nếu mẹ cho bé nằm ngay khi bú xong, trẻ rất dễ bị ọc sữa hay nôn trớ. Tốt nhất mẹ hãy giữ không cho bé nằm ngay sau khi bú. Mẹ nên để bé “xuôi” để bé không bị đầy bụng và khó tiêu.

3. Mẹ cho bé bú đúng cách

Nhiều mẹ không biết nhưng thực tế có khi chính việc mẹ cho bé bú chưa đúng cách cũng là lí do khiến trẻ hay bị ọc sữa. Miệng bé chỉ có thể tiếp nhận một lượng sữa nhất định, nếu mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa bé có thể tiếp nhận thì thức ăn trong dạ dày của bé sẽ bị trào lên và đây cũng là lúc bé bị ọc sữa. Những bé bú bình cũng gặp phải tình trạng tương tự vì bé cũng sẽ nuốt vào miệng một lượng khí thừa, lượng khí này cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú từ từ và tránh để bé ăn quá no. Với những trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình nghiêng 45 độ và luôn giữ cho sữa ngập cổ bình, tránh cho không khi vào dạ dày bé.

4. Bé nên ngủ đúng tư thế

Bé sẽ ngủ ngon hơn khi được ngủ ở đúng tư thế và điều này cũng giúp bé cải thiện được nguy cơ bị trào ngược thức ăn. Khi cho bé ngủ, mẹ hãy nâng đầu bé lên một góc cao 30 độ, độ nghiêng này sẽ giúp thức ăn trong bụng bé không bị trào ngược ra khi bé ngủ.
vicare.vn-6-cach-me-nen-biet-de-xu-ly-khi-be-bi-oc-sua-body-2

5. Tuyệt đối không hút thuốc gần trẻ

Sức khỏe của trẻ nhỏ cũng như người lớn bị ảnh hưởng xấu nếu tiếp xúc với khói thuốc. Khói thuốc khiến axit trong dạ dày bé tăng lên nhiều hơn và bé bị ọc sữa cũng nhiều hơn. Ngoài ra, bé sẽ mắc thêm nhiều chứng bệnh nữa nếu tiếp xúc với khói thuốc lá. Do đó tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

6. Bé cần được bổ sung canxi

Nếu bé bị ọc sữa, thêm vào đó là bé hay vặn mình, khó ngủ mỗi đêm thì rất có thể trẻ đã thiếu canxi trong những bữa ăn hằng ngày. Mẹ nên để ý điều này và kịp thời bổ sung canxi cho bé.

Nếu thử hết các cách mà tình trạng bé bị ọc sữa vẫn không được cải thiện thì cha mẹ nên đưa mẹ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, bởi ọc sữa đi kèm với một vài triệu chứng khác có thể là biểu hiện của việc trẻ đã mắc các bệnh về tiêu hóa, tắc ruột hay lồng ruột.

HoiBenh đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề trẻ bị ọc sữa hay nôn trớ từ các mẹ nuôi con nhỏ, hy vọng với những chỉ dẫn nêu trên, HoiBenh đã có thể giúp bạn nuôi con khỏe mạnh và an toàn.