6 biểu hiện của bàn chân về các vấn đề sức khỏe của bạn

Nhiều người trong chúng ta sẽ chỉ đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi chúng ta có vấn đề với bàn chân. Nhưng ngay cả khi chúng ta đi khám, bác sĩ cũng chỉ yêu cầu chúng ta cởi giày dép mà vẫn đi nguyên tất, vì vậy bác sĩ sẽ rất ít khi nhìn vào bàn chân trần của bệnh nhân. Đây có thể là một sai lầm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Đã đến lúc bạn hãy nhìn vào đôi ch...

6 biểu hiện của bàn chân về các vấn đề sức khỏe của bạn 6 biểu hiện của bàn chân về các vấn đề sức khỏe của bạn

Nhiều người trong chúng ta sẽ chỉ đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi chúng ta có vấn đề với bàn chân. Nhưng ngay cả khi chúng ta đi khám, bác sĩ cũng chỉ yêu cầu chúng ta cởi giày dép mà vẫn đi nguyên tất, vì vậy bác sĩ sẽ rất ít khi nhìn vào bàn chân trần của bệnh nhân. Đây có thể là một sai lầm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Đã đến lúc bạn hãy nhìn vào đôi chân của mình và quan sát hình dạng, kết cấu và màu da, từ đó nhận biết những rối loạn sức khỏe tiềm ẩn khác của chính mình.

1. Chân bị chuột rút và co thắt

Hầu hết mọi người tại một lúc nào đó, sẽ cảm thấy đau rát lòng bàn chân, gây ra sự khó chịu và đau nhẹ. Bệnh chuột rút là hậu quả thường gặp của khi cơ bắp chưa sẵn sàng cho những hoạt động bất ngờ. Chúng có thể là một dấu hiệu cho thấy các cơ bắp không nhận được đủ oxy khi cơ thể bị mất nước, theo Mayo Clinic. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là một biều hiện sự tuần hoàn và hoạt động thần kinh như nguồn cung cấp máu không đủ, hoặc nén dây thần kinh. Nguy cơ chuột rút trong tương lai và đau cơ có thể được giảm bằng cách đi giày có chất lượng, đặc biệt là khi đi bộ hoặc chạy. Việc tập luyện vừa phải cũng có thể giảm bớt những cơn ho thường xuyên.

Chân bị chuột rút. (Ảnh minh họa)
Chân bị chuột rút. (Ảnh minh họa)

2. Đau gót chân

Khi đi lại trên các bề mặt cứng, hoặc thậm chí ngồi cả ngày, bạn có những cơn đau nhói từ vùng lòng bàn chân lên vùng gót chân. Theo tờ Healthline, đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan bàn chân, xuất hiện khi các mô kết nối dưới gót chân bàn chân bị viêm. Thông thường, nguyên nhân gây ra hiện tượng này do đi giày quá chật, hoặc đi bộ bằng dép xỏ ngón, hoặc các vận động viên, người thường xuyên phải chạy hoặc chạy bộ. Theo các bác sĩ chuyên khoa chân, bạn có thể hạn chế những cơn đau kiểu này bằng cách để giảm bớt cường độ tập luyện nhưng phải tập thường xuyên và chọn giày dép khác.

3. Bàn chân sưng tấy

Nếu bạn không mang thai, việc đứng quá lâu, hoặc đi một chuyến bay dài khiến cho bàn chân của bạn bị sưng lên thì đây có thể là dấu hiệu tình trạng bệnh lý. Bàn chân bị sưng lâu có thể do máu lưu thông kém, vấn đề với hệ bạch huyết, hoặc bệnh máu đông. Bạch huyết tích tụ - chất lỏng giàu protein mà thường đi qua các mạch và mao mạch - có thể bị chặn. Nếu không được điều trị, điều này có thể cản trở sự chữa lành vết thương và dẫn đến nhiễm trùng và dị dạng.

Sưng bàn chân (Ảnh minh họa)
Sưng bàn chân (Ảnh minh họa)

4. Luôn có cảm giác lạnh gan bàn chân

Nhiều người trong chúng ta, phần lớn là phụ nữ, cảm thấy lạnh gan bàn chân. Một lý do là lưu lượng máu kém, có thể do hút thuốc lá, cao huyết áp hoặc bệnh tim. Lưu thông máu kém cũng có thể xuất phát từ một lối sống ít vận động như một công việc văn phòng, nhưng nó thường có thể được điều trị bằng cách đi bộ thường xuyên mỗi ngày, (theo Mayo Clinic). Ngoài ra, các tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể làm cho đôi chân cảm thấy lạnh. Lạnh chân có thể là dấu hiệu của suy giảm tuyết giáp và thiếu máu. Suy tuyến giáp có thể gây lạnh chân và bàn tay, rụng tóc, và tăng cân.

5. Móng chân hình chiếc thìa

Móng tay và móng chân, thường có dạng hơi cong lên một chút ở giữa, sau đó uốn xuống ở cuối. Tuy nhiên, nếu móng chân của bạn lại có hình cái thìa thì điều này có thể là một dấu hiệu của bệnh thiếu máu, hoặc thiếu sắt trong cơ thể. Phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh này đều có dấu hiện móng chân hơi bị lõm xuống như chiếc thìa. Nguyên nhân là do cơ thể không có đủ hemoglobin - một loại protein giàu chất sắt trong tế bào của máu giúp vận chuyển oxy (theo Healthline).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

6. Móng chân có màu vàng

Khi bạn cắt móng chân, bạn có thể thấy móng chân dần chuyển sang màu vàng theo thời gian. Đây cũng là hiện tượng hay xuất hiện ở những người phụ nữ sơn móng tay chân thường xuyên. Mặc dù móng tay tự nhiên chuyển sang màu vàng cùng với tuổi tác, đây cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh vẩy nến. Móng chân hơi lồi lõm, dày, có màu vàng hoặc nâu là một trong những triệu chứng của bệnh lý này (Theo PAPAA).

Hãy luôn thường xuyên để ý đến những móng chân của mình để phát hiện những triệu chứng bất thường nhằm có cách điều trị sớm và kịp thời.

Theo: www.medicaldaily.com