6 biện pháp tuyệt vời giúp chống lại chứng suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân, suy tĩnh mạch chi dưới, là một bệnh lý khá phổ biến, tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng tăng cao. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng rất khó chữa, thậm chí là không đi lại được. Để chống lại với chứng bệnh quái ác này, chúng ta cùng tham khảo 6 biện pháp tuyệt vời dưới đây. 1. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Ăn cam,...
6 biện pháp tuyệt vời giúp chống lại chứng suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân, suy tĩnh mạch chi dưới, là một bệnh lý khá phổ biến, tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng tăng cao. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng rất khó chữa, thậm chí là không đi lại được. Để chống lại với chứng bệnh quái ác này, chúng ta cùng tham khảo 6 biện pháp tuyệt vời dưới đây.
1. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Ăn cam, gừng, lý gai thường xuyên và tránh bột mì trắng, gạo trắng và đường.
2. Cách đơn giản là thay thế bột mì trắng bằng bột mì nguyên chất. Bột mì nguyên chất có chứa tất cả các vitamin, khoáng chất, protein và chất xơ tự nhiên.
3. Gạo trắng có thể được thay thế bằng gạo lứt. Gạo lứt góp phần cải thiện sức khỏe rất tốt, bao gồm hạ huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tiểu đường.
4. Ăn trái cây thay vì một bữa ăn nhẹ có đường. Tăng cường các chất chống oxy hóa sẽ củng cố mạch máu, ngoài ra các chất xơ bổ sung này sẽ giúp bạn giảm cân bằng cách giữ bạn no lâu hơn.
5. Các loại thực phẩm có chứa Rutin rất tốt cho chứng giãn tĩnh mạch. Rutin là một Flavonoid (nhóm hợp chất tự nhiên thường gặp trong dược liệu nguồn gốc thực vật) làm giảm sự mỏng manh và tính thấm của mao mạch, do đó làm giảm nguy cơ phát triển chứng giãn tĩnh mạch. Các nguồn tự nhiên của Rutin là táo, anh đào, mâm xôi, nho, mơ, ...
6. Uống nhiều nước để giữ cho cơ thể đủ nước, ngăn ngừa cục máu đông dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Đau nhức bắp chân, phồng giãn tĩnh mạch, sạm da và viêm loét tĩnh mạch ở chân, các triệu chứng này cần được bác sĩ lưu ý. Siêu âm màu Doppler giúp biết được mức độ nghiêm trọng và phương pháp điều trị phù hợp.
Dr. Saurabh Joshi (*)
(Nguồn: www.practo.com)