5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai

Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, tư thế ngồi khi mang thai phải giữ cho cổ thẳng, vai thả lỏng, mông chạm vào sát lưng ghế và hai chân song song tạo với mặt sàn một góc vuông thẳng đứng.

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai 5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai

Tùy theo cơ địa và sức khỏe, phụ nữ khi mang thai có người bị ốm nghén nặng cũng có người lại khỏe mạnh bình thường, không ốm nghén hay mệt mỏi. Tuy nhiên, dù có hay không bị ốm nghé, dù thai ở tuần tuổi nào, các bà bầu cũng luôn cần phải chú ý tới các tư thể hoạt động trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày, đặc biệt là tư thế ngồi. Tư thế ngồi đúng sẽ giúp các bà bầu cảm thấy thoải mái, giảm được nhức mỏi, đau đớn và tránh gây nguy hại dẫn đến sảy thai.

1. Bà bầu nên ngồi làm việc như thế nào?

Dù là bạn đang mang thai ở những tuần đầu tiên hay những tuần cuối thai kỳ thì luôn phải chú ý tới tư thế ngồi khi làm việc. Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, phụ nữ khi có bầu, tư thế ngồi phải giữ cho cổ thẳng, vai thả lỏng, mông chạm vào sát lưng ghế và hai chân song song tạo với mặt sàn một góc vuông thẳng đứng. Tư thế ngồi này sẽ khiến bà bầu cảm thấy thoải mái, hạn chế việc đau mỏi lưng, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ khi bụng to, nặng ra rất nhiều. Các mẹ bầu nên chọn ghế ngồi thấp, cao khoảng 40 cm sao cho khi ngồi chân có thể chạm đất. Thêm vào đó, bà bầu chú ý không nên ngồi quá đột ngột, khi ngồi nên chống tay vào đùi hoặc vào ghế, sau đó từ từ ngồi xuống, khi bụng quá to nên một tay đỡ lấy phần lưng, một tay vịn vào ghế chầm chậm ngồi xuống, hai chân mở song song chạm sàn. Chuẩn bị một chiếc gối nhỏ đặt sau lưng sẽ giúp bà bầu thoải mái hơn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng không nên ngồi quá lâu, thường xuyên đứng dậy đi lại đề giúp lưu thông máu và hạn chế nguy cơ bị trĩ sau sinh.

HoiBenh.vn_nhung-tu-the-ngoi-lam-viec-cam-ky-khi-mang-thai-body-1

Tư thế ngồi phải giữ cho cổ thẳng, vai thả lỏng, mông chạm vào sát lưng ghế khiến bà bầu cảm thấy thoải mái, hạn chế việc đau mỏi lưng.

2. Những tư thế ngồi bà bầu nên tránh

Ngồi bắt chéo chân

Tư thế ngồi bắt chéo chân là một tư thế ngồi thể hiện vẻ đẹp duyên dáng của nguồi phụ nữ. Nhưng tư thế ngồi này với các bà bầu sẽ làm hạn chế lưu thông máu, phù chân và khi đầu gối bị gập sẽ khiến phần lưng chịu áp lực nhiều hơn gây đau lưng. Phụ nữ trong những tháng đầu mang thai khi bụng còn nhỏ thường hay mắc phải sai lầm này.

Tư thế ngồi gập người về phía trước

HoiBenh.vn_nhung-tu-the-ngoi-lam-viec-cam-ky-khi-mang-thai-body-2

Tư thế ngồi không thoải mái sẽ khiến bà bầu dễ bị đau mỏi lưng.

Phụ nữ mang thai ngồi gập người về trước sẽ tạo áp lực lên vùng bụng. Tư thế ngồi này sẽ không chỉ khiến bà bầu không thoải mái, gây tức bụng và còn gây ảnh hưởng tới thai nhi. Khi người mẹ gập người về phía trước sẽ khiến lồng ngực của mẹ chèn lên thai nhi và có thể để lại dấu tích trên cơ thể trẻ.

Tư thế ngồi ngửa người

Có một số mẹ bầu cảm thấy thoải mái với tư thế ngồi ngửa người trên ghế, chân buông thõng, bụng cao. Nhưng thực tế đây không phải là một tư thế ngồi tốt vì nó dễ khiến cho lưng bà bầu bị đau mỏi.

Tư thế ngồi nửa mông

Ngồi nửa mông trên ghế khi làm việc quá lâu sẽ gây áp lực lên cột sống. Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều phụ nữ khi mang bầu đột ngột có cảm giác đau nhói ở lưng.

Ngồi ghế không tựa

Khi mang thai, bà bầu không nên ngồi làm việc trên những loại ghế không có phần tựa lưng phía sau. Không có phần tựa lưng sau sẽ khiến lưng không có chỗ tựa dễ gây đau lưng. Hơn thế nữa, việc không có phần tựa rất có thể khiến bà bầu bị ngã ngửa ra đằng sau.

Đau lưng, giãn tình mạch, tê liệt bắp chân, phụ chân hay tăng nguy cơ bị trĩ... là những hệ quả của việc ngồi sai tư thế khi mang bầu. Do đó, việc đứng ngồi khi làm việc của các mẹ bầu cần được chú ý hơn vì nó sẽ có ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai phụ lần thai nhi.

>>> Xem thêm: 10 gợi ý để phụ nữ mang thai làm việc luôn thoải mái