5 phút mỗi ngày chị em ngồi tư thế này không lo mắc bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa là một vấn đề khó nói, xảy ra ở hầu hết các chị em. Thế nhưng, chịu khó bỏ ra 5 phút mỗi ngày luyện tập vài động tác thể dục để tránh xa bệnh phụ khoa là điều rất cần thiết mà chị em nên thực hiện. Hãy tham khảo những động tác đó qua những thông tin cung cấp dưới đây.
5 phút mỗi ngày chị em ngồi tư thế này không lo mắc bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa là một vấn đề khó nói, xảy ra ở hầu hết các chị em. Thế nhưng, chịu khó bỏ ra 5 phút mỗi ngày luyện tập vài động tác thể dục để tránh xa bệnh phụ khoa là điều rất cần thiết mà chị em nên thực hiện. Hãy tham khảo những động tác đó qua những thông tin cung cấp dưới đây.
Tập luyện như thế nào để chị em không lo mắc bệnh phụ khoa?
Trong cuộc sống hiện nay, công nghệ phát triển nên sự vận động ít đi, thay vào đó việc ngồi một chỗ để xử lý công việc đang ngày càng tăng khiến cơ thể trở nên trì trệ, bệnh tật tăng cao. Chính vì vậy, bạn cần nâng cao sức khỏe của mình bằng những bài tập thiết thực trong ngày. Chẳng tốn quá nhiều thời gian mà chỉ đơn giản là một vài động tác yoga cũng có thể giúp bạn khỏe mạnh, khắc phục tình trạng khó chịu của nhiều bệnh, trong đó có bệnh phụ khoa.
Điển hình trong các bài tập yoga giúp thư giãn sâu, nâng cao sự dẻo dai, hạn chế bệnh phụ khoa cho cơ thể phải kể đến Supta Baddha Konasana (Tư thế góc cố định nằm ngửa). Đây là những động tác tập giúp bạn thư giãn cơ thể của mình, giúp phục hồi và mở rộng hông. Đặc biệt, vì là một tư thế cơ bản dễ thực hiện, nên bạn sẽ chẳng mất nhiều thời gian để làm quen với nó ngay từ ban đầu.
Cách tập luyện như sau:
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, tạo ra một đường thẳng giữ lưng, eo và bụng, tránh tư thế gù lưng. Tiếp đó, vẫn giữ tư thế thẳng lưng và nghiêng mình về phía trước.
- Bước 2: Vẫn giữ tư thế lưng thẳng. Ngồi khoanh chân sao cho hai lòng bàn chân chạm nhau, hai chân ép ngang xuống sàn, hai bàn tay giữ chân một cách thoải mái.
- Bước 3: Mở rộng vai, lấy đà đẩy lưng và ngực về phía trước, vai ép vào sát tường, chân vẫn giữ nguyên tư thế.
Nhiều người không thể giữ thẳng lưng ngay lập tức, hay bị gập phần thắt lưng và bụng. Để khắc phục tư thế này, bạn có thể sử dụng một viên gạch chuyên dụng trong yoga để ở phía sau lưng, sau đó áp sát viên gạch vào tường, lưng ép lên viên gạch, không để gạch rơi.
Một cách thực hiện khác, bạn cũng có thể dựa lưng thẳng, sát vào tường, mở rộng chân để giữ viên gạch yoga. Hai tay bạn buông xuống sàn trong tư thế hướng sang hai bên hông giúp hỗ trợ ngồi thẳng lưng.
Phía đầu gối của người mới bắt đầu tập đôi khi không thể chạm tới thảm. Bạn có thể đặt một viên gạch chuyên dụng tập yoga dưới đầu gối để làm điểm hỗ trợ, việc này cũng giúp duỗi thẳng lưng dễ dàng hơn.
Lưu ý: Nếu mới bắt đầu tập, có khả năng bạn sẽ bị đau vùng đùi và háng. Để tránh tình trạng này, bạn hãy nâng bàn chân lên một chút so với sàn để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn, sau một thời gian khi đã quen động tác, bạn hãy dần ép chân xuống sàn.
Bạn nên bắt đầu thực hành tư thế này vào sáng sớm là tốt nhất, còn trong trường hợp không thể tập vào buổi sáng thì vẫn có thể tập vào buổi tối. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ là nên thực hành tư thế này sau bữa ăn ít nhất 4 tiếng để đảm bảo không gây tổn hại đến dạ dày.
Thời gian thực hiện
Bạn chỉ cần dành ra 5 phút mỗi ngày để thực hiện và duy trì bài tập. Thời điểm tập luyện tốt nhất là vào buổi sáng sớm. Nếu không sắp xếp được thời gian, bạn cũng có thể tập vào buổi tối. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý là thực hành những động tác này sau bữa ăn 4 tiếng nếu không muốn ảnh hưởng đến dạ dày.
Vài lưu ý khi thực hiện bài tập Supta Baddha Konasana
Không thực hiện động tác Supta Baddha Konasana nếu gặp những vấn đề sau:
- Chấn thương vùng đầu gối.
- Chấn thương vùng háng.
- Đau lưng dưới.
- Chấn thương vùng vai.
- Chấn thương vùng hông.
- Phụ nữ mang thai khi thực hiện tư thế này cần có sự giám sát của huấn luyện viên hoặc người có chuyên môn.
- Phụ nữ sau khi sinh cần tránh tập các động tác Supta Baddha Konasana ít nhất 8 tuần, khi các cơ ở vùng xương chậu đã cố định trở lại.
Lợi ích tuyệt vời khi tập tư thế Supta Baddha Konasana mỗi ngày
Các động tác tư thế góc cố định nằm ngửa (Supta Baddha Konasana) giúp bạn thở sâu, phục hồi cơ thể và mở rộng hông (vùng xương chậu). Các động tác này đặc biệt tốt cho các mẹ bầu, giúp giảm đau khi sinh nở và hạn chế chứng giãn tĩnh mạch.
Ngoài ra, còn một số lợi ích khác mà bài tập này mang lại:
- Tác động tốt tới thận, bàng quang, các cơ quan sinh sản. Từ đó, tăng cường sức khỏe buồng trứng và điều hòa kinh nguyệt, hạn chế mắc các bệnh phụ khoa.
- Cải thiện quá trình tuần hoàn máu, điều hòa nhịp tim.
- Giúp căng cơ đùi trong, cơ háng, đầu gối.
- Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, xoa dịu trí não.
- Giảm căng cơ và giúp bạn thoát khỏi chứng mất ngủ.
- Tái tạo năng lượng cho cơ thể.
- Giảm bớt đau đầu.
- Giúp mở rộng và làm linh hoạt vùng hông.
- Giúp cơ thể dẻo dai, tràn đầy năng lượng.
Vậy là, chỉ với 5 phút mỗi ngày, không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện các động tác này nhưng lợi ích mà bạn thu lại được chắc chắn sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ. Hãy bắt đầu lên kế hoạch, dành thời gian tập Supta Baddha Konasana ngay từ hôm nay.
Xem thêm:
- Bài tập nhẹ nhàng cho mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh
- 4 bài tập chữa đau lưng cho mẹ bầu sau sinh hiệu quả không ngờ
- Bài tập phục hồi chức năng khớp cùng chậu