5 nguyên tắc khi dùng thuốc tại nhà
Trong rất nhiều trường hợp, người bệnh buộc phải dùng thuốc tại nhà, theo đơn thuốc của bác sĩ. Về cơ bản, thuốc có tác dụng trong điều trị bệnh, tuy nhiên, đa số các loại thuộc đều đi kèm với phản ứng phụ không mong muốn cho người bệnh. Do vậy, việc dùng thuốc tại nhà phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau để phát huy tối đa tác dụng của thuốc, cũng như hạn chế các ...
5 nguyên tắc khi dùng thuốc tại nhà
Trong rất nhiều trường hợp, người bệnh buộc phải dùng thuốc tại nhà, theo đơn thuốc của bác sĩ. Về cơ bản, thuốc có tác dụng trong điều trị bệnh, tuy nhiên, đa số các loại thuộc đều đi kèm với phản ứng phụ không mong muốn cho người bệnh. Do vậy, việc dùng thuốc tại nhà phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau để phát huy tối đa tác dụng của thuốc, cũng như hạn chế các tác dụng phụ đi kèm.
1. Dùng thuốc theo đơn
Khi nhận thấy cơ thể đang mắc bệnh, nên chủ động đến các bệnh viện, phòng khám để được khám bệnh và kê đơn thuốc. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc ngoài các cửa hàng thuốc, hoặc dùng chung đơn thuốc với người khác khi thấy bản thân có triệu chứng tương tự. Do mỗi người có một cơ địa, tâm sinh lý khác nhau, và chỉ có bác sĩ – những người được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm mới có đặc quyền kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Trong trường hợp khám ở những nơi khác nhau, bởi các bác sĩ khác nhau, cần thông tin lại những loại thuốc đã sử dụng cho bác sĩ khám tại thời điểm hiện tại.
2. Cách dùng thuốc tại nhà
Nếu thuốc dạng viên nén, viên nang phải được uống với nước lọc. Tuyệt đối không dùng nước ngọt, nước có gas, nước chè... để uống thuốc vì có thể sẽ làm biến tính các thành phần trong thuốc, làm mất hoạt tính của thuộc thậm chí có thể gây hại cho người bệnh. Với những loại thuốc dạng nước, dung dịch cần lắc kỹ trước khi dùng.
Cần kiểm tra kỹ tên thuốc, số lượng thuốc trước khi uống, đặc biệt khi dùng nhiều loại thuốc 1 lúc. Tốt nhất nên uống thuốc ở nơi đủ ánh sáng, không uống thuốc ở chỗ tối.
Cần uống thuốc đúng giờ ghi trong đơn. Uống trước khi ăn, sau khi ăn, trước khi đi ngủ... tất cả đều phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ kê đơn ghi trong đơn thuốc. Hiệu quả của các loại thuốc cũng phụ thuộc vào thời điểm sử dụng, độ pH của dạ dày...
3. Cách bảo quản thuốc
Cần có một thủ thuốc riêng trong gia đình. Tủ thuốc nên treo trên tường, có khóa để tránh tầm với của trẻ nhỏ. Các loại thuốc trong tủ thuốc cũng cần phân loại rõ ràng, tránh nhầm lẫn.
Cần kiểm tra kỹ thời hạn sử dụng thuốc ghi trên bao bì. Các loại thuốc gần hoặc đã hết hạn sử dụng hoặc không tìm thấy hạn sử dụng tốt nhất nên bỏ đi. Tuyệt đối không dùng những loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
4. Một số đối tượng đặc biệt
Trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú là 4 đối tượng hết sức cẩn thận khi sử dụng thuốc tại nhà. Những loại thuốc dùng cho 4 đối tượng này cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Riêng đối với phụ nữ có thai, hạn chế tối đa việc dùng thuốc – trừ những trường hợp bất khả kháng. Với phụ nữ cho con bú, các thành phần của thuốc có thể đi vào sữa mẹ, gây nguy hiểm cho bé, vì vậy cần thông báo cho bác sĩ nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào khi mẹ đang dùng thuốc, hoặc ngừng cho trẻ bú trong thời gian mẹ dùng thuốc.
5. Một số loại thuốc cần lưu ý
Với những người làm việc liên quan đến điều hành máy móc, thiết bị, lái xe..., cần cảnh giác khi sử dụng thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, thuốc liên quan đến các bệnh tâm thần, thuốc có nồng độ cồn trong thành phần...
Tuyệt đối không lạm dụng thuốc kháng sinh, vì có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc, khiến cho những lần điều trị sau bằng thuốc kháng sinh không còn tác dụng.
Về bản chất, thuốc cũng là một loại chất độc nạp vào cơ thể, như một con dao hai lưỡi – có ích khi sử dụng đúng cách và tác hại không lường khi sử dụng sai. Khi sử dụng thuốc tại nhà, cần nghiêm ngặt tuân thủ những nguyên tắc trên để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bản thân.