5 loại bệnh thường gặp khi đi bơi mùa hè

Đi bơi là một hoạt động vừa mang tính thể thao lại vừa mang tính giải trí, vui chơi rất cao trong những ngày hè nóng nực. Thế nhưng, theo thông tin từ các chuyên gia cảnh báo, có 5 loại bệnh thường gặp khi đi bơi mùa hè mà bạn cần phải cẩn thận.

5 loại bệnh thường gặp khi đi bơi mùa hè 5 loại bệnh thường gặp khi đi bơi mùa hè

Đi bơi là một hoạt động vừa mang tính thể thao lại vừa mang tính giải trí, vui chơi rất cao trong những ngày hè nóng nực. Thế nhưng, theo thông tin từ các chuyên gia cảnh báo, có 5 loại bệnh thường gặp khi đi bơi mùa hè mà bạn cần phải cẩn thận.

1. Bệnh ngoài da – đứng đầu trong top 5 loại bệnh thường gặp khi đi bơi mùa hè

Khi bơi ở những bể bơi quá đông người hay nước của bể bơi không được khử khuẩn, kiểm soát nồng độ chất hóa học hợp lý sẽ dẫn đến việc nước bị ô nhiễm.

Ô nhiễm là môi trường thuận lợi cho bất kỳ loại vi khuẩn có hại nào sinh trưởng, và một khi nồng độ của vi khuẩn vượt lên trên mức cho phép, chúng sẽ tấn công trực tiếp vào da của người bơi, gây ra các phản ứng viêm tắc nang lông, lỗ chân lông và dẫn đến các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, da sần sùi, ngứa ngáy hay rõ rệt hơn là các nốt mụn nước sẽ nổi trên da.

Vi khuẩn có thể đến từ nước bể bơi không được kiểm định theo quy trình và cũng có thể đến từ chính những người đang bơi lội cùng. Nếu trong hồ bơi của bạn có những người đang mắc bệnh ngoài da, các vi khuẩn của họ cũng sẽ truyền nhiễm đến bạn và đây là nguồn phát tán mầm bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Trong số các bệnh ngoài da thường gặp khi đi bơi mùa hè, nấm da là loại phổ biến nhất bởi chúng có thể bám lên quần áo hay kính bơi.

vicare.vn-5-loai-benh-thuong-gap-khi-di-boi-mua-he-body-1

2. Bệnh đau mắt đỏ

Mắt là khu vực khá nhạy cảm trên cơ thể. Vì thế, khi đi bơi, mắt đặc biệt dễ bị kích ứng hay bị khô, cay mắt bởi trong nước hồ bơi có hóa chất clo đóng vai trò tẩy rửa. Ngoài ra, vào mùa hè, bể bơi thường có rất nhiều người đến bơi cùng. Nếu như nước hồ không được tiệt trùng đúng chuẩn, vi khuẩn sẽ theo đó tấn công vào mắt.

Điều này gây ra bệnh viêm kết mạc mắt (còn gọi là đau mắt đỏ), và nặng hơn là gây ra bệnh đau mắt hột. Biểu hiện thường thấy khi bạn mắc phải các bệnh này là mắt ngứa ngáy, khó chịu và có cộm ở mắt, chảy nước mắt nhiều, nhạy cảm với ánh sáng, nhiều gen, dử, mắt đỏ ở 1 hay cả 2 bên.

Đau mắt đỏ nếu nhẹ, nếu biết cách chăm sóc có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, ở trường hợp nặng và không được theo dõi, bệnh sẽ biến chứng thành nhiều bệnh nghiêm trọng hơn như đục thủy tinh thể, suy giảm thị lực vĩnh viễn...

Để đề phòng căn bệnh này xảy đến, khi đi bơi mùa hè, bạn nên trang bị mắt kính bơi để bảo vệ cho mắt và sau khi bơi, cần lấy nước muối sinh lý để vệ sinh lại mắt. Các chuyên gia cũng khuyến cáo: những người đang bị viêm nhiễm vùng mắt nói chung không được đến hồ bơi cho đến khi khỏi hẳn bởi bạn sẽ lây lan bệnh của mình cho người khác.

3. Các bệnh về tai, mũi, họng – mối hiểm nguy cho bé

Bệnh tai mũi họng cũng là một trong 5 loại bệnh thường gặp khi đi bơi mùa hè. Lý do là vì khi đi bơi, mọi người rất ít khi quan tâm đến việc trang bị mũ khi bơi. Trên thực tế, loại trang bị này cũng không thật sự phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn đi bơi vào ngày hè – số lượng người trong bể cao gấp 3 – 4 lần thường ngày – sẽ có thể gây ô nhiễm nguồn nước và nếu nước này len lỏi vào tai, chúng sẽ để lại vi khuẩn, nấm mốc đọng lại bên trong. Sau khi bơi, nếu bạn không vệ sinh lại bằng các phương pháp khoa học, tai sẽ bị viêm nhiễm và ngứa ngáy, khó chịu. Thậm chí, ở tình trạng nặng, bạn sẽ mắc phải viêm tai với các biểu hiện như tai mưng mủ, chảy nước vàng, giảm thính lực...

Mũi và họng cũng dễ dàng bị vi khuẩn trong hồ tấn công, gây hại. Do đó, bạn nên hạn chế lặn sâu hoặc uống nước hồ bơi.

vicare.vn-5-loai-benh-thuong-gap-khi-di-boi-mua-he-body-2

4. Bệnh ở vùng kín

Một số loại nấm phụ khoa hay bệnh xã hội lây qua đường tình dục như bệnh lậu cũng có khả năng lây lan qua việc bơi cùng những người đang mắc bệnh này hoặc bơi trong nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Khi mắc phải các bệnh này, vùng kín của bạn sẽ ngứa ngáy, có mùi hôi nồng và có thể chảy máu. Nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị, khả năng sinh sản của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vì thế, chuyên gia khuyến cáo: sau khi bơi xong, bạn nên đi tiểu tiện ngay và rửa sạch vùng kín bằng dung dịch vệ sinh. Điều này sẽ hạn chế vi khuẩn trong hồ tồn đọng bên trong (nếu có).

vicare.vn-5-loai-benh-thuong-gap-khi-di-boi-mua-he-body-3

5. Các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cũng có thể đến từ bể bơi

Thành viên cuối cùng của hội 5 loại bệnh thường gặp khi đi bơi mùa hè là bệnh về đường tiêu hóa. Tuy không phổ biến như các bệnh đã được đề cập bên trên nhưng cũng là một loại bệnh rất thường gặp, xảy ra khi bạn uống quá nhiều nước ở hồ bơi.

Theo các thống kê, trung bình một người trưởng thành sẽ uống phải ít nhất 15ml ở mỗi lần bơi. Nếu lượng nước này có nhiễm các khuẩn có hại cho tiêu hóa (như E.Coli), chúng sẽ tấn công trực tiếp vào các cơ quan tiêu hóa và gây hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, nặng hơn là ói mửa và tiêu chảy, xuất huyết dạ dày.

Bài viết đã đề cập qua 5 loại bệnh thường gặp khi đi bơi mùa hè. Các bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Do đó, bạn nên chọn các hồ bơi uy tín, chất lượng, sạch sẽ và đừng quên làm theo các hướng dẫn trước – trong và sau khi bơi để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình.

Xem thêm:

  • Địa chỉ bể bơi an toàn tại Hà Nội để cho bé đi bơi vào mùa hè?
  • Mùa hè đi bơi công cộng cần lưu ý những điều gì?
  • Mùa hè đi bơi cần đọc ngay bài viết này để bảo vệ sức khoẻ