5 giả thiết và sự thật về an toàn thực phẩm bạn cần biết trong dịp Tết

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang trở nên ngày càng nhức nhối trong cộng đồng. Đặc biệt khi kiến thức về an toàn thực phẩm chưa được phổ cập thì người tiêu dùng còn phải gánh chịu những tổn thất do tác hại của việc thiếu hiểu biết gây ra. Dưới đây là 5 giả thuyết lẫn ngộ nhận thiếu chính xác hay gặp phải trong đời sống.

5 giả thiết và sự thật về an toàn thực phẩm bạn cần biết trong dịp Tết 5 giả thiết và sự thật về an toàn thực phẩm bạn cần biết trong dịp Tết

1. Dùng thớt gỗ thái thịt gây ngộ độc thực phẩm

Một số người cho rằng không nên dùng thớt gỗ để thái thịt vì nó không an toàn. Lí do là các hạt trong vòng gỗ chính là môi chất giữ chân vi khuẩn trong nhiều giờ và bẫy vi khuẩn trước khi chúng chết. Tuy nhiên giả thiết này có yếu tố phóng đại bởi thực tế, thớt gỗ có thể được xem là an toàn cho mọi loại thực phẩm.


Tuy nhiên, giống như các loại dụng cụ nội trợ dùng trong chế biến thực phẩm khác, thớt gỗ cần phải được rửa sạch và bảo quản đúng cách. Thậm chí để an toàn hơn, có ý kiến cho rằng bạn nên dùng các loại thớt khác nhau cho từng mục đích khác nhau, như: thớt dùng thái thịt sống, thớt dùng thái thịt chín,...

2. Món sushi không an toàn

Những người lần đầu thưởng thức món sushi thường nghĩ rằng đây là món “cá sống” và lo ngại nó không an toàn. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm vì món sushi đa phần là hoàn toàn an toàn , miễn là cá được bảo quản đông lạnh ngay từ khâu đánh bắt nên kí sinh trùng được tiêu diệt, các khâu làm lạnh được tuân thủ và các khâu chế biến đúng quy trình.

3. Thực phẩm để trong lò vi sóng không an toàn

Nhiều người cho rằng thực phẩm sẽ bị nhiễm bức xạ và thậm chí bị biến đổi khi sử dụng trong lò vi sóng. Ngộ nhận này dẫn đến việc sử dụng nhiệt độ không thích hợp và do đó không thể phát huy hết tác dụng của lò.

Bên cạnh đó, còn có giả thuyết cho rằng lò vi sóng có thể giết hết chết vi khuẩn trong thực phẩm nhưng sự thực công dụng chính của lò vi sóng là làm chín thực phẩm chứ không phải là một thiết bị ma thuật có thể tiêu diệt hết mọi vi khuẩn.

Các chuyên gia ẩm thực khuyến cáo nên sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra các điểm khác nhau của thức ăn khi sử dụng trong lò vi sóng để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

4. Rửa thịt là cách tốt nhất để đảm bảo thực phẩm an toàn

Nhiều bà nội trợ thường duy trì thói quen rửa sạch các loại thịt trước khi nấu nướng vì lí do an toàn hoặc đơn giản là do thói quen. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, nếu rửa thịt chưa nấu, đặc biệt là thịt gà sẽ dễ lây lan vi khuẩn salmonella hoặc các vi khuẩn khác trong nhà bếp. Nếu người khác trong gia đình không may chạm vào thịt sống thì nguy cơ phát tán bệnh càng mạnh.

Mặt khác, nếu chế biến đúng cách và đảm bảo mức nhiệt độ 165 độ C ở tất cả các điểm bằng cách dùng nhiệt kế thịt tiêu chuẩn thì hiệu quả giết chết vi khuẩn nguy hiểm sẽ hơn rất nhiều so với rửa sạch thịt. Bên cạnh đó, nếu đặt thẳng thịt gà vào chảo mà không rửa thì sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền vi khuẩn nguy hiểm.

Do vậy, việc rửa thịt không hẳn là cách an toàn để loại bỏ vi khuẩn có hại so với việc chế biến đúng cách, mà nó chỉ có tác dụng loại bỏ các chất bẩn trên bề mặt thịt.

5. Nên bảo quản trứng trong tủ lạnh

Một số người tin rằng trứng cần được bảo quản trong tủ lạnh, trong khi một số người khác lại quả quyết rằng trứng để ở nhiệt độ bên ngoài mới là tốt nhất. Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào? Những người ủng hộ việc bảo quản trứng trong tủ lạnh cho rằng, nếu quả trứng bị nhiễm khuẩn salmonella, việc bảo quản trứng ở nhiệt độ phòng sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi gấp bội. Tuy nhiên, những người phản đối lại khăng khăng rằng, giữ trứng trong tủ lạnh không chỉ vô ích về mặt an toàn, mà còn làm hỏng hương vị của trứng. Tuy nhiên theo một nghiên cứu của báo Daily Mail thì bảo quản trứng trong tủ lạnh hay nhiệt độ phòng về cơ bản là không có sự khác biệt. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bảo quản trứng trong tủ lạnh, hoặc ở nhiệt độ phòng.

Như vậy, trong thời đại công nghệ và thông tin như hiện nay, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình, các bà nội trợ cần tự trang bị cho mình các kiến thức có bằng chứng khoa học hoặc từ các nguồn tin cậy về thực phẩm và an toàn thực phẩm chứ không nên nghe theo những thông tin truyền tai vô căn cứ.

>>> Xem thêm: Giúp bạn lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết