5 căn bệnh thường gặp ở em bé và cách xử lý

Em bé của bạn rất có thể gặp một hoặc một số trong 5 căn bệnh thường gặp sau đây trong năm đầu đời. May mắn thay, bạn có thể làm những việc sau

5 căn bệnh thường gặp ở em bé và cách xử lý 5 căn bệnh thường gặp ở em bé và cách xử lý

Không có cha mẹ nào có thể nghỉ ngơi khi con mình bị bệnh - hoặc thích hoặc muốn nghĩ về những trường hợp đó. Tuy nhiên, một số bệnh rất phổ biến trong những năm đầu tiên giống như một thói quen trong cuộc sống. để giảm khó chịu của bé và điều trị một số các triệu chứng thường gặp.

1. Bệnh táo bón

Táo bón rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 30 phần trăm trẻ em ở nhiều giai đoạn phát triển. Khi nói đến việc đi vệ sinh của bé, không có khái niệm số lần "bình thường" hoặc thời gian nào là hợp lý. Em bé của bạn có thể đi ngay sau mỗi lần ăn, hoặc có thể phải chờ đợi một ngày hoặc nhiều hơn để đi đại tiện một lần.

Việc đại tiện sẽ phụ thuộc vào đồ ăn và đồ uống của bé, hoạt động hàng ngày, tốc độ tiêu hóa thức ăn và đưa chất thải ra ngoài. Bằng cách luyện tập, bạn sẽ có thể điều chỉnh trong việc đi đại tiện của bé.

vicare.vn-5-can-benh-thuong-gap-o-em-va-cach-xu-ly-body-1

Nếu bạn lo ngại rằng bé nhà bạn có thể bị táo bón, có một vài cách để xác định. Một dấu hiệu là bé thường xuyên đi đại tiện ít hơn so với trung bình, đặc biệt là nếu bé đã không đi nặng trong vòng một đến ba ngày và biểu hiện rất khó chịu mỗi lần đi. Và nếu phân của bé thường xuyên khô, cứng, khiến bé khó đẩy ra ngoài thì tức là bé có thể bị táo bón.

Nếu bạn nhận thấy phân rất lỏng trong tã của con mình, đừng cho rằng đó là tiêu chảy - nó thực sự có thể là bằng chứng của táo bón. Phân lỏng có thể trượt qua các tắc nghẽn trong đoạn cuối của ruột và ra tã của trẻ.

2. Ho và cảm lạnh

Một điều gần như chắc chắn rằng em bé của bạn sẽ bị cảm lạnh trong năm đầu tiên. Có hàng trăm loại virus gây cảm lạnh, và em bé của bạn không thể chống lại chúng một cách dễ dàng như người lớn bởi vì hệ thống miễn dịch của bé vẫn đang phát triển. Hơn nữa, bé khám phá tất cả mọi thứ bằng tay và miệng nên dễ dàng cho virus cảm lạnh nhiều cơ hội để xâm nhập vào cơ thể. Cảm lạnh đặc biệt phổ biến trong mùa thu và mùa đông, khi trẻ dành nhiều thời gian trong nhà - một môi trường virus có thể lây lan dễ dàng hơn từ người này sang người khác.

Trung bình một người thường bị 2-4 lần cảm lạnh một năm; những đứa trẻ bình thường là khoảng sáu đến mười lần - và lên đến 12 lần nếu con bạn đang đi nhà trẻ!

Hãy tìm hiểu xem em bé của bạn đang bị cảm lạnh thông thường, dị ứng, hoặc một căn bệnh nghiêm trọng. Các dấu hiện nổi bật của cảm lạnh bao gồm chảy nước mũi (màu vàng hoặc chất nhầy màu xanh lục), hắt hơi, và có thể bị ho hoặc sốt nhẹ. Các biểu hiện khác là:

  • Hành vi. Một đứa trẻ chỉ bị cảm lạnh sẽ vẫn tiếp tục chơi và ăn uống khá bình thường. Nếu đó là một căn bệnh nghiêm trọng hơn, bé có thể sẽ có ít năng lượng hơn và cáu kỉnh hơn.
  • Phát bệnh rất từ từ. Một cơn cảm lạnh bùng phát, nặng hơn, và kết thúc trong khoảng 10 ngày. Các bệnh như cúm thường phát bệnh rất nhanh và dữ dỗi từ đầu. Dị ứng có xu hướng kéo dài, và chúng không gây ra một cơn sốt.

3. Hăm tã

Phát ban do hăm tã là một thực tế của cuộc sống trẻ sơ sinh. Gần như tất cả các em bé mặc tã đều bị hăm tã ở một số giai đoạn. Điều thú vị là, ở những nước mà tã không được sử dụng, hăm tã là hầu như không được biết. Tuy nhiên, trong thế giới tã giấy vô cùng phổ biến, cứ 1 trong 4 trẻ sơ sinh bị hăm tã trong bốn tuần đầu tiên.

Việc con bị phát ban do hăm tã không phải là một dấu hiệu cho thấy bạn là một người mẹ bất cẩn, mặc dù bạn chắc chắn cảm thấy như vậy khi bạn thấy làn da mềm mại của bé bị thô ráp, đỏ và đau. Mặc dù em bé mặc một chiếc tã bẩn quá lâu thì nhiều khả năng sẽ bị hăm tã, bất kỳ em bé có làn da nhạy cảm cũng có thể bị hăm tã, ngay cả khi cha mẹ bé thay tã siêng năng.

Ngay cả tã thấm hút nhất trên thị trường cũng không thể hút hết tất cả các nước tiểu ra khỏi làn da mỏng manh của bé. Nước tiểu lẫn với vi khuẩn trong phân và tạo thành amoniac, là tác nhân gây hăm tã.

vicare.vn-5-can-benh-thuong-gap-o-em-va-cach-xu-ly-body-2

Sự ra đời của các loại thực phẩm rắn mới, có thể thay đổi các thành phần của phân cũng có thể gây hăm tã.

3. Bệnh tiêu chảy

Một điều về tiêu chảy: Bạn sẽ biết khi bạn nhìn thấy nó. Không giống như dạng phân lỏng, dấu hiệu tiêu chảy là khi bé đi nhiều lần và phân rất lỏng,chảy nước nhiều hơn (đến rất nhiều nước). Nó đôi khi có mùi rất khó chịu. (Em bé khi bú sữa mẹ bình thường sẽ đi ra phân mềm nhưng với hình dáng phân rất dễ nhận biết, nó cũng có mùi hơi ngọt, giống như bơ, hoặc không có mùi phân.) Một cơn tiêu chảy có thể kéo dài trong vài ngày và thường kèm theo đau quặn.

Tiêu chảy cấp tính khá phổ biến ở trẻ em; trung bình cứ 6 em lại có 1 em phải đến khám do bị tiêu chảy mỗi năm. Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh đều là kết quả của một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.

Tiêu chảy do nhiễm virus có thể kèm theo nôn mửa, đau bụng, sốt, ớn lạnh. Nhiễm vi khuẩn có thể kèm theo đau bụng, có máu trong phân, sốt, và có thể nôn. Đôi khi bị dị ứng thực phẩm hoặc phản ứng với một loại thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy. Uống nhiều nước ép cũng là một nguyên nhân phổ biến; Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo không cho trẻ uống nước trái cây trước khi được 6 tháng tuổi, và không nên quá 4 ounces mỗi ngày.

4. Nhiễm trùng tai

Trẻ em hay bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa cấp tính, hoặc AOM) hơn hơn bất kỳ căn bệnh được chẩn đoán khác, ngoại trừ cảm lạnh thông thường. Tám mươi đến 90 phần trăm tất cả các em đều đã từng bị nhiễm trùng tai trước 3 tuổi, và một số trẻ em không may mắn có thể bị nhiều lần hơn. Tại sao lại vậy?

Đầu tiên, em bé của bạn có thể bị nhiễm trùng tai do mắc các bệnh khác. Không gian nhỏ phía sau màng nhĩ từng được kết nối với mặt sau của cổ họng bằng một kênh nhỏ gọi là ống Eustachian. Bất cứ điều gì cản trở chức năng của ống Eustachian hoặc kênh thoát nước bình thường từ tai giữa, như thường xảy ra với bệnh cảm lạnh hoặc thậm chí dị ứng, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Trẻ sơ sinh có xu hướng bị nhiễm trùng tai hơn trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo vì các ống Eustachian là khá bằng phẳng. Khi đầu của trẻ phát triển hơn, các ống nghiêng hơn và góc rộng hơn giúp đoạn nối vào tai giữa thông thoáng hơn.

Nhiễm trùng tai cũng có nhiều khả năng xuất hiện khi con bạn tiếp xúc với thuốc, khi bé đi nhà trẻ, hoặc bạn cho bé ăn khi bé đang nằm xuống. Việc sử dụng lâu núm vú giả cũng có vẻ làm tăng nguy cơ của AOM. Và đôi khi bị nhiễm trùng tai xảy ra rất bất ngờ, không có lý do rõ ràng.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm trùng tai cao
Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm trùng tai cao

Các triệu chứng phổ biến của viêm tai bao gồm:

  • Một sự thay đổi đột ngột trong hành vi (khóc và khó chịu)
  • Trẻ lớn hơn có thể kéo hoặc chà tai
  • Sốt
  • Cảm thấy đau hoặc nôn, thường cảm thấy mệt, và đôi khi tiêu chảy

5. Nôn

Hầu như tất cả các trẻ sơ sinh đều có thể bị nôn vào lúc này hay lúc khác. Bé thường nôn ra nhiều hơn khi bạn vừa mới cho bé ăn. Nếu em bé của bạn có vẻ khó chịu khi mới ăn xong, bé có thể bị nôn mửa. Việc bị nôn ra như vậy thường không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Trừ khi việc này kéo dài dai dẳng, thì nó có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Nó có thể là một dấu hiệu của bệnh tật (như viêm dạ dày ruột do virus, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai, hoặc một bệnh gì đó nghiêm trọng hơn) hoặc các vấn đề với thức ăn hoặc bị ăn quá nhiều. Nguyên nhân khác bao gồm dị ứng, nuốt một cái gì đó độc hại, hoặc thậm chí chỉ cần ho hay khóc quá nhiều.

Không phải luôn luôn dễ dàng để xác định nguyên nhân của việc bị nôn, vì vậy tốt nhất bạn hãy để ý các triệu chứng khác. Nếu do nhiễm virus gây ra nôn mửa thường sẽ đi kèm dấu hiệu tiêu chảy hoặc số. Nôn do thức ăn thường xảy ra ngay sau bữa ăn.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

Nguồn: Baby Center