5 bệnh thường gặp khi tắm ở trẻ từ những sai lầm của mẹ
Tắm cho trẻ là một việc cần thiết mà theo các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên tắm cho trẻ hằng ngày để con được sạch sẽ và thư giãn, tuy nhiên đây cũng là lý do gây ra rất nhiều bệnh ở trẻ. Vậy thì những bệnh thường gặp khi tắm ở trẻ là gì?
5 bệnh thường gặp khi tắm ở trẻ từ những sai lầm của mẹ
Tắm cho trẻ là một việc cần thiết mà theo các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên tắm cho trẻ hằng ngày để con được sạch sẽ và thư giãn, tuy nhiên đây cũng là lý do gây ra rất nhiều bệnh ở trẻ. Vậy thì những bệnh thường gặp khi tắm ở trẻ là gì? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Viêm da, dị ứng do tắm nước lá
Nhiều gia đình vẫn quan niệm rằng phải tắm bằng nước lá tắm cho trẻ sơ sinh thì trẻ sau này mới xinh đẹp, trắng trẻo, hồng hào và luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên đây là một việc làm hoàn toàn phản khoa học. Trên thực tế, da của trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm, khi tắm với những loại lá không phù hợp, không sạch sẽ làm bé bị dị ứng gây nổi nốt, mẩn đỏ, sốt.
Hiện tượng dị ứng này của trẻ rất nguy hiểm, bởi sau khi trẻ bị dị ứng một số gia đình vẫn tiếp tục nghĩ rằng đó chỉ là một hiện tượng thông thường như phát ban, một vài ngày sẽ khỏi mà không cho trẻ đến viện ngay. Để đến khi tình trạng bệnh nặng, đưa trẻ đến viện trong tình trạng sốt cao, khóc dữ dội, nổi đỏ, viêm nhiễm. Có một số bé thậm chí còn bị viêm nhiễm ở vùng mặt, đầu, cổ, nơi tập trung của rất nhiều mạch máu, gần hệ thần kinh, gây ra viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt cả cuộc đời.2. Trẻ bị dị ứng sữa tắm
Trẻ em có lớp da mềm mỏng hơn với người lớn. Vì thế trẻ rất dễ bị tổn thương bởi những chất lạ khi tiếp xúc với da. Hơn nữa lúc này tuyến mồ hôi cũng như tuyến bã nhờn của da bé hoạt động rất kém khiến cho lớp màng axit bảo vệ yếu đi. Vì vậy da của bé thường rất dễ nhạy cảm trước các tác nhân bên ngoài.
Bé bị dị ứng sữa tắm là một trong số những bệnh thường gặp khi tắm ở trẻ với các biểu hiện như là da nổi mẩn ngứa ở những khu vực: cổ, vùng hai má, tay chân và khắp vùng thân. Một số bé khác có thể xuất hiện thêm những nốt mẩn đỏ như hạt gạo và hình thành nên mọng nước. Nếu như quá chủ quan, những mọng nước sẽ vỡ ra và đóng vảy trên da bé vì thế mẹ nên lưu ý và quan sát phản ứng của cơ thể trẻ để phát hiện kịp thời.
3. Ôn ói, trớ sau khi tắm
Nước tắm cho trẻ thường là nước ấm nóng rất phù hợp với nhiệt độ của trẻ, khi tắm nước nóng, các mạch máu sẽ giãn nở, tăng sinh độ căng của mạch máu dưới da làm cho năng lượng của bé bị tiêu hao đáng kể. Khi tắm cho trẻ khi trẻ đang quá đói, có thể sẽ làm trẻ bị hạ đường huyết, khiến trẻ hoa mắt, tim đập nhanh, toàn thân run rẩy... Nhưng nếu mẹ tắm cho trẻ khi vừa ăn xong cũng dễ làm ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ, khiến cho trẻ gặp khó khăn trong quá trình hấp thụ thức ăn và vô cùng khó chịu và nôn ói.
Vì thế các mẹ nên chọn thời điểm tắm cho con thật hợp lý, tốt nhất là mẹ nên tắm cho trẻ trước bữa ăn của con không quá lâu và sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ, thời gian phù hợp nhất trong khoảng này là từ 10-11h trưa và từ 3-4h chiều hàng ngày.4. Nhiễm trùng da sau tiêm chủng
Mỗi vết thương hở của trẻ đều cần được vô trùng tuyệt đối, với các vết tiêm chủng cũng vậy. Có rất nhiều trường hợp khi vết thương chưa khô mẹ đã đem trẻ đi tắm, vô tình làm cho da con bị sưng đỏ, nhiễm trùng, viêm nhiễm.
5. Phong hàn, cảm lạnh
Cho trẻ tắm khi đang sốt cao, để trẻ nhiễm lạnh do tắm nơi không kín gió, nước không đủ ấm, nhiệt độ bên ngoài quá lạnh hoặc ngâm trẻ quá lâu là những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh cảm lạnh, phong hàn ở trẻ.
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng nên tắm cho con khi bị sốt nhưng lại không biết chỉ nên làm vậy với trường hợp con bị sốt nhẹ và có sự theo dõi, chỉ định của bác sĩ. Còn trong trường hợp trẻ bị sốt cao thì tuyệt đối không nên tắm cho trẻ, vì khi nhiệt độ môi trường và nhiệt độ bên trong cơ thể của bé không tương thích với nhau sẽ khiến cho các mao mạch và huyết quản nở giãn, lượng máu cung cấp cho cơ quan nội tạng không đủ kiến trẻ bị phong hàn, cảm lạnh.
Trên đây là 5 bệnh thường gặp khi tắm ở trẻ mà cha mẹ nên hết sức lưu ý, với những chia sẻ trong bài viết này, hi vọng bạn đọc đã có thêm thông tin cho mình từ đó có cách chăm sóc cơ thể cho con tốt hơn.