3 tháng đầu thai kỳ nên tăng bao nhiêu kg là hợp lý?

Tăng cân trong thời kỳ mang thai là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi. Chỉ số cân nặng của người mẹ phụ thuộc vào từng giai đoạn và chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ nên tăng bao nhiêu kg là hợp lý? Hãy tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

3 tháng đầu thai kỳ nên tăng bao nhiêu kg là hợp lý? 3 tháng đầu thai kỳ nên tăng bao nhiêu kg là hợp lý?

Các yếu tố khiến mẹ tăng cân trong thai kỳ

Tăng cân trong thời kỳ mang thai của người mẹ được đánh giá qua 2 việc: bản thân người mẹ và cân nặng của thai nhi. Mẹ bầu tăng cân được coi là bình thường nếu như cơ thể tăng thêm khoảng 3kg trong thời kỳ mang bầu, chủ yếu tăng ở phần hông, mông, bắp đùi và cánh tay do việc dự trữ năng lượng giúp cho quá trình cho con bú sau khi sinh.

  • Trong thời kỳ mang thai, nguyên nhân chủ yếu khiến cho người mẹ lên cân là do những thay đổi bên trong cơ thể. Cơ thể cần phải sản xuất nhiều máu, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi phát triển bình thường trong bụng mẹ. Một số nguyên nhân khiến cơ thể người mẹ tăng cân:
  • Tăng cường trữ nước và chất lỏng trong cơ thể.
  • Tăng tuần hoàn máu.
  • Tăng kích thước tử cung.
  • Sự xuất hiện của túi nước ối và nhau thai.

Mẹ bầu nên theo dõi cân nặng một cách thường xuyên và cẩn thận vì việc cân nặng của mẹ tăng giảm hay thay đổi là bình thường. Tuy nhiên, nếu như cân nặng thay đổi quá đột ngột cũng là nguyên nhân của một vài biến chứng trong thời kỳ thai nghén. Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng của mình bằng cách lập bảng theo dõi cân nặng của mình vào một thời điểm nhất định trong ngày. Tốt nhất là nên tăng cân một cách từ từ và ổn định.

3 tháng đầu thai kỳ nên tăng bao nhiêu kg là hợp lý?

HoiBenh.vn-3-thang-dau-thai-ky-nen-tang-bao-nhieu-kg-la-hop-ly-body-2
3 tháng đầu thai kỳ nên tăng bao nhiêu kg là hợp lý?

Chỉ số BMI hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể là tiêu chí để đánh giá mức tăng cân lý tưởng cho người mẹ. BMI được đo bằng công thức: Khối lượng cơ thể/bình phương chiều cao (tính theo đơn vị m). Chỉ số BMI với người khỏe mạnh thường sẽ rơi vào khoảng từ 18,5 - 26. Với những bà bầu có chỉ số BMI quá cao hoặc quá thấp thì cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện tình hình.

Tùy vào chỉ số khối cơ thể BMI trước khi có thai của người mẹ mà có những mức tăng cân khác nhau, cụ thể:

Với những mẹ có chỉ số BMI bình thường: BMI từ 18,5 - 24,9: mẹ nên tăng 10 - 12 cân trong suốt thai kỳ:

  • 3 tháng đầu: tăng khoảng 1kg
  • 3 tháng giữa: tăng từ 4 - 5kg
  • 3 tháng cuối: tăng từ 5 - 6kg.

Với những mẹ có chỉ số BMI thấp: BMI < 18,5: mức tăng cân hợp lý nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai. Chẳng hạn: Người mẹ trước khi mang thai có cân nặng 40,5kg và cao 1,5m thì BMI = 18. Đây là tình trạng dinh dưỡng gầy nên khi mang thai mẹ nên tăng khoảng 10kg (~25% trọng lượng cơ thể) là hợp lý.

Nếu người mẹ trước khi mang thai bị thừa cân, béo phì (BMI >= 25) thì mức tăng cân nên đạt khoảng 15% so với cân nặng trước khi mang thai. Ví dụ nếu mẹ cao 1,5m mà nặng 70kg thì BMI = 31, khi đó mức tăng cân của mẹ sẽ khoảng 10kg (~15%).

Nếu tăng cân quá ít hoặc quá nhiều, mẹ sẽ bị ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của cả mẹ và bé. Quan niệm “ăn cho 2 người” không có nghĩa là bạn phải ăn gấp đôi. Điều quan trọng là bạn cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo nguồn năng lượng cũng như những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi.

Thời kỳ mang thai cũng không phải là thời điểm để mẹ giảm cân hay giữ dáng. Việc hạn chế calorie vào cơ thể vừa khiến cho mẹ trở nên thiếu dinh dưỡng, vừa làm ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Việc mẹ ăn kiêng trong thời gian dài cũng làm tăng thêm nguy cơ tử vong hoặc nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. Không những thế, việc giảm cân nhanh sau sinh cung sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiết sữa và mất nguồn năng lượng cần thiết cung cấp cho cơ thể.

Tăng cân quá nhiều cũng sẽ khiến mẹ bầu tăng thêm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như: tiền sản giật, tiểu đường, tăng tỉ lệ sinh non, sinh mổ. Tăng cân quá ít sẽ dẫn đến tình trạng thai chậm phát triển, tăng tỉ lệ sinh non, thai nhi bị suy dinh dưỡng,....

Xem thêm:

  • Cẩm nang "tút lại nhan sắc" khi mang thai 3 tháng đầu cực kỳ an toàn
  • Khó khăn mẹ thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Chướng bụng đầy hơi trong 3 tháng đầu thai kỳ