3 Phương pháp sinh tự nhiên không đau

Sinh con là một trong những sứ mệnh thiêng liêng nhất của người mẹ, tuy nhiên, nỗi ám ảnh của việc "không gì hơn đau đẻ" khiến hầu hết các bà mẹ hoang mang, lo lắng, thậm chí sợ hãi trước kỳ sinh. May mắn thay, với sự tiến bộ của Y học thế giới, nay các sản phụ đã có thể yên tâm vượt cạn dễ dàng, suôn sẻ hơn với các phương pháp sinh không đau mới. Nhằm giúp các "bà mẹ tương ...

3 Phương pháp sinh tự nhiên không đau 3 Phương pháp sinh tự nhiên không đau

Sinh con là một trong những sứ mệnh thiêng liêng nhất của người mẹ, tuy nhiên, nỗi ám ảnh của việc "không gì hơn đau đẻ" khiến hầu hết các bà mẹ hoang mang, lo lắng, thậm chí sợ hãi trước kỳ sinh. May mắn thay, với sự tiến bộ của Y học thế giới, nay các sản phụ đã có thể yên tâm vượt cạn dễ dàng, suôn sẻ hơn với các phương pháp sinh không đau mới. Nhằm giúp các "bà mẹ tương lai có sự chuẩn bị tốt hơn, Vicare xin giới thiệu 3 phương pháp giúp sinh tự nhiên không đau.

Sinh dưới nước:

Sinh dưới nước là 1 trong những phương pháp sinh tự nhiên mới được ưa chuộng nhất hiện nay, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Với phương pháp này, môi trường nước trong bồn được xem là điều kiện tiên quyết. Nước trong bồn phải được vô trùng, có thành phần, nhiệt độ tương tự như nước ối, nước phải được luân chuyển liên tục để tránh việc trẻ bị nhiễm khuẩn.

Thực tế cho thấy, thai nhi khi còn trong bụng mẹ đã được bao bọc bởi nước ối. Do đó khi được đẩy từ tử cung ra môi trường nước ấm bên ngoài, bé vẫn có cảm giác quen thuộc và tránh được tình trạng bị ngạt nước do vẫn được cung cấp oxy từ mẹ qua dây rốn.

vicare-5-phương-pháp-sinh-thường-body-1

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Võ Thị Thùy Diệu, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc: “Sinh con dưới nước không chỉ giúp cho bà bầu giảm những cơn đau co thắt tử cung trong quá trình chuyển dạ mà còn có thời gian thư giãn thả lỏng cơ thể trước khi sinh con. Mặc khác sinh con dưới nước mang tính tự nhiên, có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp “vượt cạn” thông thường”.

Việc sinh trong nước là phương thức sinh nở tự nhiên khoa học nhất hiện nay, giúp giữa mẹ và bé có sự kết nối mạnh mẽ, cùng nhau vượt qua thời khắc thiêng liêng một cách nhẹ nhàng.

Ưu điểm của phương pháp “vượt cạn” này cũng đã được ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới và trong quá trình này nên có sự hiện diện và hỗ trợ của người chồng, ở bên cạnh cổ vũ, động viên giúp sản phụ bớt lo âu, căng thẳng, khi đó việc sinh nở sẽ suôn sẻ, dễ dàng và nhanh chóng hơn.

vicare-5-phương-pháp-sinh-mới

Tuy là một trong những giải pháp tối ưu cho việc sinh thường nhưng trong các nước Đông Nam Á, hiện nay chỉ có Thái Lan là đã áp dụng phương pháp này nhưng với chi phí rất cao và không phải ai cũng thực hiện được. Các bác sỹ cho biết, phương pháp này chống chỉ định với những thai phụ có tiền sử bệnh tim bẩm sinh, cao huyết áp, tâm lí không ổn định trước khi sinh, thai nhi có các dấu hiệu bất thường, thai đôi, thai phụ đang mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng, thai ngược hoặc thai phụ mắc các bệnh phụ khoa.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh nhiễm trùng cho cả mẹ và bé, phương pháp này nên có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ hay chuyên viên y tế, tùy theo tình trạng sức khỏe của sản phụ lúc chuyển dạ mà xem xét có áp dụng được áp dụng phương pháp này hay không.

Sinh bằng phương pháp thôi miên (Hypnobirthing):

Hypnobirthing hay còn gọi là phương pháp “tự thôi miên khi sinh” hay “sinh ngủ” được sử dụng khá phổ biến tại các nước Châu Âu. Phương pháp này sẽ đưa sản phụ vào trạng thái thư giãn nhất, hay còn gọi là “tự ru ngủ chính mình”.

Năm 1999, Acta Chirurgica Belgica, tạp chí chính thức của Hiệp hội Phẫu thuật Hoàng gia Bỉ, đã công bố các kết quả nghiên cứu về thôi miên, theo đó, phương pháp này được công nhận là có tác dụng giảm đau và có thể thay thế cho phương pháp gây mê toàn diện.

Với việc dùng phương pháp thôi miên vào hỗ trợ sinh tự nhiên, các sản phụ sẽ được hướng dẫn cách tự thôi miên (self-hypnosis), thay thế những cơn đau dai dẳng bằng sự kì vọng một cuộc sinh suôn sẻ, thư giãn và bình yên.

vicare-5-phương-phap2-sinh-mới-body-4

Ngoài ra, thông qua các kỹ thuật thư giãn sâu, cơ thể thai phụ sẽ tiết ra nhiều Endorphin (hormon giảm đau tự nhiên), giúp ức chế các hormon gây co thắt cơ dẫn đến những cơn đau nghiêm trọng. Thêm vào đó, tinh thần sản phụ cũng đạt đến trạng thái thoải mái hoàn toàn, bình an, thanh tĩnh, không còn lo âu hay phiền muộn về cuộc “vượt cạn” trước mắt.

Tuy nhiên, để tự thôi miên đúng cách và an toàn, thai phụ cần có sự hướng dẫn cụ thể và theo sát từ bác sĩ sản khoa có chuyên môn và đặc biệt, phương pháp này cần được thực hành nhiều tuần trước khi quá trình chuyển dạ thực sự xảy ra.

Sinh bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng:

Gây tê ngoài màng cứng là thủ thuật được áp dụng khá phổ biến hiện nay, được áp dụng cho cả sinh thường và sinh mổ. So với phương pháp gây tê tuỷ sống, gây tê màng cứng ưu việt hơn rất nhiều trong việc hạn chế được các tác dụng phụ làm hạ huyết áp của sản phụ.

Với thủ thuật này, các bác sĩ sẽ để sản phụ chuyển dạ tự nhiên trước khi bắt đầu gây tê màng cứng. Khi cổ tử cung đã giãn được 4-5cm và có nhịp co đều đặn thì việc gây tê mới bắt đầu, bởi nếu gây tê quá sớm sẽ làm giảm các cơn co thắt tự nhiên giúp đẩy em bé ra ngoài khiến cuộc “vượt cạn” kéo dài và khó khăn hơn bình thường.

Trước khi bắt đầu, sản phụ được yêu cầu nằm nghiêng, cuộn tròn người hoặc ngồi ở mép giường, sau khi sát trùng vùng lưng, sản phụ sẽ được tiêm thuốc tê vào vùng thắt lưng và đặt ống mềm trên màng cứng quanh xương sống. Thủ thuật này giúp giảm đau liên tục tại phần dưới cơ thể trong khi sản phụ vẫn tỉnh táo và vẫn giữ ý thức với toàn bộ cơ thể mình do gây tê màng cứng chỉ gây ức chế cảm giác tại vùng cần giảm đau chứ không gây tê liệt toàn bộ cơ thể.

Thông thường, 10-20 phút sau khi tiêm liều đầu tiên, sản phụ sẽ bắt đầu cảm thấy tê ở phần thân dưới. Xuyên suốt quá trình này, nhịp tim của thai nhi sẽ được theo dõi liên tục, bắt đầu từ lúc gây tê đến khi người mẹ hoàn tất quá trình sinh nở. Huyết áp của sản phụ cũng được đo mỗi 5 phút sau khi gây tê để đảm bảo toàn bộ quá trình diễn ra an toàn và suôn sẻ.

vicare-3-phương-pháp-sinh-không-đau-body-5

Sau khi em bé chào đời, các ống truyền sẽ được tháo bỏ. Nếu sản phụ sinh mổ, ống truyền có thể được giữ lại để truyền thuốc kiểm soát các cơn đau hậu phẫu. Việc rút ống truyền này rất đơn giản và không hề gây đau đớn.

Nhiều nghiên cứu gần đây xác nhận rằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh (theo chỉ số Apgar - kết quả kiểm tra sức khoẻ tổng quát trẻ sơ sinh được thực hiện ngay sau khi bé ra đời), thậm chí một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng những em bé ra đời bằng thủ thuật này có chỉ số Apgar cao hơn hẳn so với các bé được sinh theo các cách thông thường.

Dù mang lại tác dụng đáng kể trong việc giảm đau, giúp cuộc vượt cạn suôn sẻ và dễ dàng hơn nhưng phương pháp này chống chỉ định với các sản phụ có huyếp áp thấp hơn bình thường (dễ dẫn đến nguy cơ xuất huyết và các vấn đề khác), rối loạn chảy máu, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da ở vùng lưng sẽ tiến hành chọc kim, người có cơ địa dị ứng với thuốc gây tê. Ngoài ra, sản phụ đang sử dụng thuốc làm loãng máu cũng không thể áp dụng biện pháp giảm đau này.

Hiện nay, tại Việt Nam, phương pháp gây tê ngoài màng cứng đã được áp dụng thành công tại nhiều bệnh viện như bệnh viện đa khoa Việt Đức, bệnh viện phụ sản An Thịnh, bệnh viện Vinmec, bệnh viện quân y 103 (Hà Nội), bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện phụ sản Mekong, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế sài Gòn (Hồ Chí Minh), v.v...

Sau đây là giá tham khảo một số dịch vụ sinh bằng phương pháp gây tê màng cứng:

Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn:

Gây tê ngoài màng cứng sanh không đau: 2.000.000 đồng

Đã gây tê ngoài màng cứng sanh không đau nhưng sanh không được chuyển sang mổ lấy thai: 6.500.000 đồng

Bệnh viện Vinmec: 28.000.000 đồng

Bệnh viện Phụ sản Mekong: 2.000.000 đồng