24s cận cảnh tiêm gây tê ngoài màng cứng: Triệu bà mẹ lạnh sống lưng, triệu ông bố bật khóc thương vợ!
Các ống kim gây tê ngoài màng cứng chỉ được đặt tại chỗ tiêm trong vòng 1-2 phút, đủ dài để đưa một ống thông dài, mỏng và đàn hồi vào, có kích thước như một chiếc bút chì vào khoang màng cứng. Ống kim gây tê tủy sống thậm chí còn nhỏ hơn, chỉ như một sợi tóc.
24s cận cảnh tiêm gây tê ngoài màng cứng: Triệu bà mẹ lạnh sống lưng, triệu ông bố bật khóc thương vợ!
24s cận cảnh - 24s ám ảnh kinh hoàng!
Để giảm đau trong suốt quá trình sinh nở, nhiều sản phụ đã phải gây tê ngoài màng cứng để quá trình này diễn ra suôn sẻ. Các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ bơm một lượng thuốc tê nhỏ liên tục vào khoang ngoài màng cứng bao bọc xung quanh tủy sống để giúp mẹ giảm đau khi chuyển dạ. Nhờ đó, bà đẻ sẽ đỡ mất sức, cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra nhanh và nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên, chắc chắn nhiều bà mẹ chẳng biết các bác sĩ đã tiêm thế nào sau lưng mình.
Cảm giác đau do gây tê không kém cảm giác đau chuyển dạ vì ngoài mũi tiêm thuốc tê ban đầu, còn có công đoạn luồn ống nhựa vào trong cột sống. Các ống kim gây tê ngoài màng cứng chỉ được đặt tại chỗ tiêm trong vòng 1-2 phút, đủ dài để đưa một ống thông dài, mỏng và đàn hồi có kích thước như một chiếc bút chì vào khoang màng cứng. Ống kim gây tê tủy sống còn nhỏ hơn, chỉ như một sợi tóc.
Nhưng trước khi thủ thuật này diễn ra, vùng được tiêm sẽ được gây tê cục bộ bằng một mũi tiêm rất nhanh và nhỏ, trong khoảng 10 giây. Và khi tiến hành thủ thuật gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống, mẹ sẽ cảm thấy có áp lực, nhưng sẽ không cảm thấy đau nữa. Nếu bình tĩnh thì sản phụ vẫn có thể đón nhận nó một cách tốt nhất.
Phản ứng phụ đáng sợ sau tiêm
Phản ứng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm gây tê ngoài màng cứng là đau lưng dữ dội, tụt huyết áp. Tình trạng này thường xảy ra khi sử dụng thuốc gây tê liều cao. Nhưng nếu được điều trị kịp thời sẽ không có ảnh hưởng gì đến cả mẹ và em bé. Ngoài ra, có thể một số mẹ có cảm giác buồn nôn, tỷ lệ ảnh hưởng đến 20-30% số ca tiêm. Hoặc có thể ngứa, tỷ lệ ảnh hưởng từ 30-50% số trường hợp.
Một tình huống khác là mẹ có thể sẽ bị sốt trong khi chuyển dạ và thường xảy ra với khoảng 20% số trường hợp. Một biến chứng khác, rất hiếm gặp, chỉ xảy ra với 1% số bệnh nhân là đau vùng cột sống, kéo dài trong vài ngày và khiến cho mẹ vô cùng khó chịu.
Những biến chứng rất hiếm gặp bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, thở chậm hoặc ngừng thở, co giật, thậm chí tử vong nếu thuốc được tiêm đột ngột vào dòng máu. Tuy nhiên, các bác sỹ gây mê thường đã được đào tạo và sẽ không bao giờ để tình huống này xảy ra.
Tuy không có công nhận khoa học nhưng không ít bà mẹ sau khi tiêm gây tê ngoài màng cứng cho biết trí nhớ của họ đã suy giảm đáng kể.
Theo Khoevadep
Xem thêm:
- Phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp mẹ bầu sinh không đau
- Gây tê ngoài màng cứng và những điều mẹ cần biết