20 tuổi có bị mắc bệnh ung thư trực tràng không?

Những năm gần đây, thống kê cho thấy đang có sự gia tăng đáng báo động các trường hợp ung thư trực tràng ở những người trẻ tuổi, thậm chí có bệnh nhân mới 20 tuổi. Đây được xem là hệ quả của chế độ ăn thiếu lành mạnh, béo phì và lối sống lười vận động ở giới trẻ ngày nay.

20 tuổi có bị mắc bệnh ung thư trực tràng không? 20 tuổi có bị mắc bệnh ung thư trực tràng không?

Những năm gần đây, thống kê cho thấy đang có sự gia tăng đáng báo động các trường hợp ung thư trực tràng ở những người trẻ tuổi, thậm chí có bệnh nhân mới 20 tuổi. Đây được xem là hệ quả của chế độ ăn thiếu lành mạnh, béo phì và lối sống lười vận động ở giới trẻ ngày nay.

1. Ung thư trực tràng là gì?

Ung thư trực tràng là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người có tiền sử gia đình, người béo phì, nghiện hút thuốc lá hay mắc một chứng bệnh nào đó liên quan tiêu hóa, nhưng gần đây căn bệnh này lại có nhiều hướng gia tăng ở cả những người trẻ tuổi.

Ung thư trực tràng là ung thư phát triển từ trực tràng (ruột già), khi đó các tế bào phát triển bất thường tại trực tràng có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư trực tràng thường bắt đầu bằng khối u lành tính (thường dưới hình thức là polyp ruột), lâu dần nó sẽ trở thành ung thư.

2. Các dấu hiệu ung thư trực tràng

Ở giai đoạn đầu, khi mới xuất hiện bệnh ung thư trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng, về sau có một số triệu chứng rõ ràng hơn như đi ngoài ra máu, phân lỏng, phân lẫn máu, đau bụng... Một số người bị bệnh nhưng không có triệu chứng và chỉ được phát hiện khi thăm khám định kỳ. Một số khác có thể có các dấu hiệu ung thư trực tràng như:

  • Thay đổi thói quen đại tiện:
vicare.vn-20-tuoi-co-bi-mac-benh-ung-thu-truc-trang-khong-body-1

Biểu hiện là việc bạn bị đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón kéo dài (đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần). Người bệnh còn có cảm giác buồn đi ngoài mặc dù vừa đại tiện xong. Chứng này có thể được sinh ra khi bạn thay đổi chế độ ăn uống hoặc luyện tập hàng ngày. Nhưng đồng thời nó cũng là cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn.

Các dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu khi đường tiêu hóa gặp vấn đề nên khiến nhiều người chủ quan cho tới khi phát hiện bệnh.

  • Đi ngoài ra phân nhỏ: Phân nhỏ là một dấu hiệu cho thấy trên đường đi ra ngoài phân của bạn đã gặp phải những vật cản khác trong đường tiêu hóa làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thành trong ruột kết (trực tràng).
  • Đi ngoài ra máu: Nếu phát hiện tình trạng đi ngoài ra phân có máu màu đen, phân sẫm màu bất thường thì có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng.

Trong đại tràng có khối u, xuất huyết hoặc màng khối u bị bong ra, tạo ra máu và nhớt lẫn trong phân. Phân gặp khối u trên đường đào thải (bị thay đổi về kích cỡ, gây chảy máu).

  • Đau bụng hoặc bụng co rút từng cơn: Khi trong trực tràng có khối u phát phiển có thể chặn đường đi và gây ra những cơn đau co thắt ở dạ dày (mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào sự phát triển của bệnh). Nếu những cơn co thắt đi kèm cảm giác đau thì có thể khối u đã chọc vào thành ruột rất nguy hiểm.

Sang giai đoạn muộn, ngoài những triệu chứng này còn đi kèm các biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, sút cân...

  • Mệt mỏi, suy nhược: Cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng. Và điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
  • Cân nặng giảm bất thường không có nguyên nhân: Các khối u trong trực tràng tiết ra những chất hóa học sẽ làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể, gây ra hiện tượng giảm cân bất thường mà không tìm được nguyên nhân.
  • Buồn nôn và nôn: Buồn nôn và nôn tuy không hoàn toàn là dấu hiệu của ung thư trực tràng. Nhưng nếu thường xuyên gặp những triệu chứng này bạn cần đến bệnh viện kiểm tra để chẩn đoán sớm bệnh.

4. Lời khuyên của bác sĩ giúp phòng tránh ung thư trực tràng

Khi đã mắc ung thư trực tràng thì việc điều trị nhằm mục đích chữa khỏi hoặc làm giảm các cơn đau. Áp dụng phương pháp chữa bệnh nào còn phải phụ thuộc vào các yếu tố như: sức đề kháng của người bệnh, giai đoạn phát triển của khối u...

Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì phẫu thuật có thể chữa được bệnh. Còn nếu phát hiện ở giai đoạn muộn (đã di căn), thì ít có khả năng chữa khỏi và lúc này bệnh nhân thường được chỉ định thuốc giảm đau để làm giảm các triệu chứng gây ra bởi khối u. Và giữ người bệnh thoải mái dễ chịu nhất có thể.

Để phòng chống ung thư trực tràng, chúng ta cần lưu ý đến những điểm sau:

4.1 Chế độ ăn uống

  • Giảm đồ ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường chất xơ. Chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp, hầm, hạn chế nướng, xông khói và đồ chế biến sẵn.
  • Kiêng các gia vị cay nóng.
  • Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 65g thịt, mỗi tuần không quá 500g. Hạn chế thịt heo, dê, bò, thay bằng các loại cá, tôm, thịt có màu trắng.
  • Tăng cường các thực phẩm có tác dụng phòng ung thư như nấm hương, hành tây, tỏi, măng tây...
  • Chú ý bổ sung rau quả hàng ngày, đặc biệt là cà rốt, cà chua, quả bầu, cam, quýt, dưa hấu, dâu tây... để tăng cường vitamin C và caroten.
vicare.vn-20-tuoi-co-bi-mac-benh-ung-thu-truc-trang-khong-body-2
  • Ăn một lượng thích hợp quả óc chó, đậu phộng và các chế phẩm sữa, thịt nạc, hải sản để bổ sung vitamin E. Chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như cá, nấm, mạch nha...
  • Thay thế một phần lương thực chính như gạo, bột mì bằng lương thực phụ như ngô, sắn, khoai, đậu...

4.2 Chế độ tập luyện và lối sống

  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao: Lối sống thụ động làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng. Hoạt động thể chất thường xuyên vừa giúp ngăn ngừa ung thư lại tốt cho sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần. Không nhất thiết phải hoạt động quá sức mà chỉ cần tham gia những hoạt động yêu thích (đi bộ, đạp xe, bơi, làm vườn) cũng giúp cải thiện sức khỏe đáng kể.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân hay béo phì đều làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe trong đó có ung thư đại tràng. Hãy trao đổi với bác sĩ để xác định được cân nặng lý tưởng và luôn duy trì cân nặng ở mức này.
  • Chú ý đến vệ sinh, an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Lắp bồn cầu ngồi xổm: Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng một số bằng chứng cho thấy rằng bồn cầu ngồi bệt làm tăng tỉ lệ ung thư đại tràng ở các nước phát triển. Bồn cầu ngồi xổm giúp chất thải di chuyển qua đại tràng hiệu quả và tự nhiên hơn, ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ ung thư trực tràng.
  • Thực hiện các biện pháp tầm soát bệnh sớm: Nếu trong gia đình bạn có người từng bị chẩn đoán ung thư đại tràng, trực tràng hoặc tiền sử gia đình có người từng bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Vì thế bạn cần tầm soát bệnh sớm. Để sàng lọc ung thư đại - trực tràng, hiện nay cũng chỉ cần soi đại tràng và sinh thiết vị trí nghi ngờ, để chắc chắn hơn có thể thử CEA trong máu.

Trước đây, phần lớn số ca mắc ung thư trực tràng thuộc nhóm những quốc gia có nền kinh tế phát triển ở Châu Âu. Nhưng trong khoảng 20 năm trở lại đây, bệnh có xu hướng tăng nhanh ở nhiều nước Châu Á, chưa kể độ tuổi mắc bệnh cũng đang dần "trẻ hóa". Đó là lý do giới y học khuyến cáo nên mở rộng việc sàng lọc loại ung thư này ở cả nhóm đối tượng trẻ.

Xem thêm:

  • Ung thư đại trực tràng - những điều bạn cần biết
  • Sàng lọc ung thư đại trực tràng