10 nguyên nhân khiến trẻ bị mồ hôi trộm, phân biệt mồ hôi trộm sinh lý - bệnh lý

Nếu các bậc phụ huynh không có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong trường hợp mồ hôi của trẻ bị ra nhiều sẽ rất khó phân biệt vì vậy dễ bỏ qua các triệu chứng quan trọng của trẻ. Vậy trong bài này hãy cùng Vicare tìm hiểu về nguyên nhân, đặc điểm và các phương pháp xử lý khi trẻ bị mồ hôi trộm nhé.

10 nguyên nhân khiến trẻ bị mồ hôi trộm, phân biệt mồ hôi trộm sinh lý - bệnh lý 10 nguyên nhân khiến trẻ bị mồ hôi trộm, phân biệt mồ hôi trộm sinh lý - bệnh lý

Đa số trẻ nhỏ thường bị ra mồ hôi trộm. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do sinh lý, tuy nhiên cũng có trường hợp các bệnh lý mắc phải ở trẻ gây ra mồ hôi nhiều hơn bình thường. Nếu các bậc phụ huynh không có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong trường hợp này sẽ rất khó phân biệt vì vậy dễ bỏ qua các triệu chứng quan trọng của trẻ.

Phân biệt tình trạng mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý

Nguyên nhân khiến trẻ bị mồ hôi trộm có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Phân biệt 2 tình trạng này theo các cơ chế sau:

Mồ hôi trộm sinh lý

Quá trình tiết mồ hôi là một quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Mục đích của việc toát mồ hôi là để giảm thân nhiệt. Khi lỗ chân lông mở ra, nhiệt độ trong cơ thể được thoát ra ngoài, kết hợp với quá trình bay hơi của mồ hôi giúp thân nhiệt hạ bớt. Vì vậy trẻ có thể ra mồ hôi trộm do các tác động bên ngoài làm tăng thân nhiệt như nhiệt độ tăng cao, đắp nhiều chăn hoặc mặc nhiều quần áo khi ngủ, độ ẩm không khí cao,...

Cơ thể trẻ em đang trong quá trình phát triển, vì vậy chuyển hóa nhiều hơn so với người trưởng thành. Điều này khiến thân nhiệt trung bình của trẻ em cao hơn người lớn và cũng ra mồ hôi nhiều hơn. Mặt khác hệ thần kinh phát triển chưa hoàn chỉnh có thể khiến cơ thể trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn mức cần thiết, đặc biệt trong lúc bú hay vận động.

Mồ hôi trộm sinh lý sẽ giảm dần theo quá trình phát triển của trẻ, đây là một quá trình bình thường và cha mẹ không cần quá lo lắng.

Mồ hôi trộm bệnh lý

Khi trẻ bị mồ hôi trộm bệnh lý, nó thường là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý hoặc rối loạn khác. Mồ hôi tiết ra quá mức nhất là khi vận động, bú sữa mẹ hoặc kể cả khi ngủ. Các trường hợp tăng thân nhiệt bệnh lý như sốt hay viêm cũng làm tăng tiết mồ hôi. Nếu việc tiết mồ hôi không theo biến đổi môi trường (tiết nhiều kể cả khi trời mát) thì nhiều khả năng trẻ đang bị mồ hôi trộm bệnh lý.

vicare.vn-10-nguyen-nhan-khien-tre-bi-mo-hoi-trom-va-cach-xu-ly-hieu-qua-body-1

Các nguy cơ sức khỏe khi trẻ bị mồ hôi trộm

  • Chứng ra mồ hôi trộm làm lỗ chân lông trẻ mở quá mức, do đó cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày có thể gây cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản,...
  • Lỗ chân lông giãn cũng gây tích tụ các chất cặn bã nhiều hơn, tạo điều kiện cho các bệnh rôm sảy, viêm nhiễm mẩn ngứa da.
  • Ra mồ hôi trộm khi ngủ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ, để lâu ngày sẽ gây rối loạn giấc ngủ, trẻ ngủ không sâu, hay ngủ mơ, hay quấy khóc và ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
  • Ra mồ hôi làm cho cơ thể mất một lượng nước lớn, tăng nguy cơ bị các bệnh như táo bón, rối loạn tiêu hóa, nước tiểu ít và vàng đục, người nóng, chậm phát triển và suy dinh dưỡng.
  • Ngoài ra, ra mồ hôi trộm bệnh lý còn là dấu hiệu của một số vấn đề rối loạn trong cơ thể trẻ.

Các nguyên nhân khiến trẻ bị mồ hôi trộm

Đối với tình trạng mồ hôi trộm sinh lý, nguyên nhân có thể do quá trình chuyển hóa trong cơ thể hoặc ảnh hưởng từ môi trường và thường không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể như sau:

Cơ thể tăng chuyển hóa

Cơ thể của trẻ đang phát triển ở tất cả các bộ phận, vì vậy quá trình chuyển hóa mạnh hơn, làm tăng thân nhiệt và tăng tiết mồ hôi. Việc ăn nhiều đồ ăn cay hoặc đồ ăn giàu calo, đặc biệt lúc trước khi đi ngủ cũng làm tăng chuyển hóa và kết quả là trẻ bị ra mồ hôi trộm khi ngủ.

Do hệ thần kinh chưa phát hoàn thiện

Hệ thần kinh đại não của trẻ còn đang phát triển, ảnh hưởng tới quá trình điều tiết mồ hôi vì vậy mồ hôi tiết nhiều hơn mức bình thường, đặc biệt khi có các kích thích như ngủ mơ nhiều, gặp ác mộng, mê sảng,...

Do nhiệt độ môi trường

Đắp nhiều chăn, mặc nhiều đồ, nhiệt độ tăng hay trời nồm dễ làm trẻ bị mồ hôi trộm.

Đối với tình trạng mồ hôi trộm bệnh lý, nguyên nhân có thể liên quan tới các vấn đề sau

Thiếu vitamin D giai đoạn sớm

  • Đặc trưng là hình ảnh chiếu liếm – trẻ bị rụng tóc đặc biệt là tóc vùng gáy. Mồ hôi tiết ra nhiều, kể cả khi thời tiết lạnh, tiết nhiều ở vùng gáy và trán kèm với hiện tượng trẻ hay quấy khóc, hay bị kích thích và ngủ mơ.
  • Thiếu ánh sáng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây thiếu vitamin D ở trẻ. Là do trẻ bị giữ ở trong nhà đóng kín cửa, mặc nhiều quần áo dài hoặc ở các nước vùng ôn đới có ít ánh nắng mặt trời.
  • Trẻ thường bị thiếu vitamin D trong năm tuổi đầu tiên khi hệ xương đang tăng sinh mạnh mẽ. Ngoài ra một số trường hợp đặc biệt như đẻ non, đẻ thiếu cân, còi xương hay rối loạn tiêu hóa cũng làm giảm lượng vitamin D.

Thiếu canxi

Đặc trưng là tình trạng còi xương ở trẻ. Trẻ em có nhu cầu canxi cao hơn nhiều so với người trưởng thành vì hệ xương còn đang phát triển mạnh.

Sốt

Khi sốt, thân nhiệt của trẻ tăng cao. Vì vậy mồ hôi được tiết ra bởi cơ chế cân bằng lại thân nhiệt

Chứng ngưng thở khi ngủ

Đường thở của trẻ bị tắc nghẽn gây ngừng thở tạm thời, do đó dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ. Một trong số các triệu chứng của tình trạng này là toát mồ hôi khi ngủ. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, có thể nhẹ như ngạt mũi hay amidan sau mũi hoặc thậm chí là các vấn đề của phổi và não. Béo phì cũng là một nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ

Ung thư

Mồ hôi trộm có thể là triệu chứng của một số bệnh ung thư như leukemia, ung thư hạch có hoặc không Hodgkin.

Các vấn đề về tuyến giáp

Các vấn đề về tuyến giáp bẩm sinh có thể gây ra cường giáp, dẫn đến đổ mồ hôi lạnh vào ban đêm.

Vấn đề liên quan đến di truyền

Các tình trạng do các gen khiếm khuyết, chẳng hạn như xơ nang, vấn đề về tim bẩm sinh và rối loạn phổ tự kỷ, dẫn đến đổ mồ hôi ban đêm.

vicare.vn-10-nguyen-nhan-khien-tre-bi-mo-hoi-trom-va-cach-xu-ly-hieu-qua-body-2

Một số cách xử lý khi trẻ bị mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi đêm ít nhiều phổ biến ở trẻ em và thường biến mất khi trẻ lớn lên. Mặc dù đây là một đặc điểm bình thường, một số cách dưới đây có thể hạn chế việc trẻ ra quá nhiều mồ hôi trộm:

  • Duy trì nhiệt độ thoải mái trong phòng ngủ suốt đêm.
  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn cay hoặc thực phẩm có nhiều calo trong bữa tối; Duy trì khoảng cách giữa bữa tối và giờ đi ngủ.
  • Khuyến khích trẻ vận động trước khi đi ngủ.
  • Đảm bảo quần áo ngủ nhẹ và thoáng khí.
  • Tránh sử dụng các phụ kiện nặng như chăn, gối ôm trừ khi cần thiết.
  • Nói chuyện với trẻ thường xuyên để biết bất kỳ nỗi sợ hãi hoặc lo lắng nào có thể gây căng thẳng cho bé.
  • Cho trẻ đi kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không có vấn đề về y tế nào.
  • Nếu bạn cảm thấy bất kỳ loại thuốc đặc biệt nào trẻ uống có thể gây ra mồ hôi ban đêm, hãy nói chuyện với bác sĩ để đổi thuốc hoặc xử lý.

Nếu các cách trên không có hiệu quả, tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám.

Xem thêm:

  • Trẻ ngủ giật mình kèm đổ mồ hôi trộm và rụng tóc là dấu hiệu bệnh gì?
  • Tìm hiểu triệu chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn