10 đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Điều nguy hiểm hơn cả là tỷ lệ ung thư vú đang có dấu hiệu trẻ hoá. Những nhóm người nào có nguy cơ cao mắc căn bệnh này? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể.

10 đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vú 10 đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Điều nguy hiểm hơn cả là tỷ lệ ung thư vú đang có dấu hiệu trẻ hoá. Những nhóm người nào có nguy cơ cao mắc căn bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể.

1. Những người dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn

Phụ nữ bắt đầu dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn hơn bình thường thì có nguy cơ cao mắc ung thư vú. Nguyên nhân là do cơ thể của họ đã sản sinh ra lượng estrogen trong thời gian lâu hơn. Tiếp xúc lâu dài với estrogen và progesterone sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú.

vicare.vn-10-doi-tuong-co-nguy-co-mac-ung-thu-vu-body-1

2. Người gặp vấn đề về sinh sản (không có con hoặc sinh con muộn)

Nữ giới không thể sinh con hoặc sinh con muộn (thường là sau 30 tuổi) sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn khoảng 40% so với nữ giới sinh con ở độ tuổi 25. Nguyên nhân của vấn đề là do các đột biến gen trở nên phổ biến hơn khi bạn càng lớn tuổi. Bất kỳ đột biến nào trong vú sẽ nhân lên và phát triển mạnh ngay trong quá trình bạn mang thai. Rất nhiều phụ nữ mắc ung thư vú ngay sau khi mang thai, đặc biệt ở độ tuổi sau 30.

Do vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi và hạn chế việc sinh đẻ sau 40 tuổi để hạn chế gặp phải những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sau này.

3. Có các khối u lành tính

U vú lành tính là căn bệnh phổ biến ở chị em phụ nữ. Các u vú lành tính này có khi nhỏ, không gây đau đớn và ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo nghiên cứu của các Giáo sư tại Đại học Y Đông Bắc Ohio (Mỹ) thì khả năng chuyển u từ u vú lành tính sang ung thư chỉ là khoảng 0,08%. Tuy khả năng xảy ra là nhỏ nhưng các khối u vú lành tính vẫn là mối lo ngại với chị em phụ nữ. Vậy nên, các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên rằng bạn nên kiểm tra vú một lần mỗi 6 - 12 tháng để có thể chắc chắn hơn về các u vú lành tính này.

4. Những người ngoài 50 tuổi

Theo một khảo sát ở Mỹ, có dưới 5% phụ nữ dưới 50 tuổi mắc ung thư vú, nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên đáng kể khi bạn ngoài độ tuổi 50. Nguy cơ phát triển ung thư vú cao nhất ở phụ nữ trên độ 70 tuổi.

vicare.vn-10-doi-tuong-co-nguy-co-mac-ung-thu-vu-body-2

5. Phơi nhiễm phóng xạ

Chup X-quang và chụp CT có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ. Các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering đã phát hiện ra rằng những phụ nữ đã được điều trị bằng bức xạ vào ngực khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn so với những người phụ nữ khác.

6. Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai

Theo nghiên cứu mới đây tại Thuỵ Điển, việc sử dụng phương pháp tránh thai bằng hormon estrogen như thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú lên 20%. Kết quả cho thấy cụ thể, cứ 100.000 phụ nữ dùng biện pháp tránh thai bằng hormone mỗi năm, lại có 68 trường hợp bị ung thư vú, trong khi tỉ lệ này là 55 trường hợp ở những người không dùng.

Vì estrogen tuy là hormon cần thiết cho sự phát triển của ngực và cơ quan sinh sản nữ nhưng nếu hàm lượng estrogen tăng cao thì sẽ kích thích phân chia các tế bào vú và khiến tỷ lệ nguy cơ ung thư vú cao.

7. Người thường xuyên thức đêm

Nữ giới thường xuyên thức đêm làm việc là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 4 lần so với những người có chế độ sinh hoạt khoa học.

Bởi vì thông thường, melatonin sẽ tăng lên vào ban đêm, nhưng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ngăn chặn mức độ sản sinh melatonin, từ đó dẫn đến vấn đề kích thích đến các hormone khác và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào vú. Đó chính là nguyên nhân vì sao những người mắc bệnh ung thư vú thường có hàm lượng melatonin trong cơ thể thấp hơn so với đối tượng nữ giới không mắc bệnh.

vicare.vn-10-doi-tuong-co-nguy-co-mac-ung-thu-vu-body-3

8. Người có gen di truyền từ gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư vú

Nếu trong gia đình bạn mà có người thân tiền sử mắc bệnh ung thư vú thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn những người bình thường. Gen di truyền là một yếu tố khiến cho tỷ lệ nguy cơ di căn ở bệnh ung thư vú tăng cao.

9. Béo phì sau thời kỳ mãn kinh

Chất béo trong cơ thể mỗi chúng ta đều có khả năng tạo ra một loại enzyme được gọi là aromatase có thể chuyển hóa androgens thành estrogen. Đó là nguyên nhân tại sao những phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh có lượng dự trữ chất béo lớn trong cơ thể của họ. Những người này có nguy cơ phát triển ung thư vú khi cơ thể của họ sinh ra nhiều estrogen hơn so với những người phụ nữ khác.

10. Người có mô ngực dày đặc

Bộ ngực dày không phải chỉ kích thước hay độ chắc chắn của ngực, mà là chỉ mật độ của các tổ chức mô khi chụp X-quang tuyến vú (Mammography). Cấu tạo chính của vú là các mô liên kết (mô dày), mô mỡ (mô không dày), tuyến sữa và dây chằng. Hiện nay mật độ mô dày được coi là chỉ số lớn nhất để xác định nguy cơ mắc ung thư vú, thậm chí còn cao hơn so với yếu tố di truyền.

Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên thường xuyên kiểm tra định kỳ tại các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và nhận sự tư vấn tốt nhất của các bác sĩ.

Xem thêm:

  • Máy siêu âm phát hiện ung thư vú hiện đại nhất thế giới đã có mặt tại Việt Nam
  • Những cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư vú
  • Tầm soát ung thư vú là làm những gì?
  • Những hiểu lầm thường gặp về ung thư vú ở nam giới