10 điều đặc biệt cha mẹ cần tránh khi chuẩn bị có con

Dĩ nhiên phải từ bỏ một món đồ ăn hay đồ uống mình ưa thích thì chẳng dễ chịu một chút nào. Nhưng để có một em bé khỏe mạnh, điều đó là hoàn toàn đáng, đúng không?

10 điều đặc biệt cha mẹ cần tránh khi chuẩn bị có con 10 điều đặc biệt cha mẹ cần tránh khi chuẩn bị có con

Dĩ nhiên phải từ bỏ một món đồ ăn hay đồ uống mình ưa thích thì chẳng dễ chịu một chút nào. Nhưng để có một em bé khỏe mạnh, điều đó là hoàn toàn xác đáng! Sau đây là 10 điều bạn cần lưu ý để tránh khi mang thai, mà không phải ai cũng nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của nó.

1. Hút thuốc

Theo Hiệp hội Mỹ về y học sinh sản, việc hút thuốc khiến cho sự thụ thai trở nên khó khăn hơn và khiến trứng của người phụ nữ dễ bị bất thường về di truyền. Hút thuốc còn làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung và sẩy thai. Và quan trọng hơn, đối tác của bạn cũng nên bỏ hút thuốc lá. Những người đàn ông hút thuốc thường có ít tinh trùng hơn, khả năng vận động (tốc độ bơi) của tinh trùng kém hơn và tinh trùng cũng bất thường hơn.

2. Nạp quá nhiều caffeine

Hãy thư giãn nào, bạn không hẳn phải cắt bỏ cốc cà phê sáng mỗi ngày của bạn. Nhưng nếu bạn tiêu thụ hơn 200mg caffeine mỗi ngày thì bạn nên giảm bớt lượng caffeine đi. Thêm vào đó, caffeine có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt, có thể làm bạn mất nước và ở liều cao khiến bạn có nguy cơ sẩy thai và sinh non. Do vậy, hẳn là bạn sẽ không muốn lạm dụng nó khi đang mang thai phải không?

3. Hạn chế say xỉn

Nếu bạn uống quá mức đồ uống có cồn (hơn hai ly mỗi ngày), bạn có khả năng bị kinh nguyệt không đều, khả năng rụng trứng giảm và nồng độ estrogen và progesterone bất thường, khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Hẳn nhiên một lí do khác khiến bạn sẽ không muốn đụng tới rượu là bởi vì nó có thể gây ra hội chứng rượu bào thai. Sẽ mất khoảng hai tuần (hoặc hơn) sau khi bạn thụ thai để biết rằng bạn đang thực sự mang thai.

Hãy đề nghị đối tác cũng hạn chế thu nạp đồ uống có cồn, bởi có bằng chứng cho thấy uống rượu cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới

4. Thiếu cân hoặc thừa cân

Bạn không biết chính xác liệu mình có bị thừa cân hoặc thiếu cân hay không? Hãy tính chỉ số khối lượng cơ thể của bạn (BMI). Có một chỉ số BMI thấp (18.5 hoặc ít hơn) hoặc chỉ số BMI rất cao (trên 30) đều có thể khiến bạn có kinh nguyệt không đều hoặc thậm chí là bị mất. Chỉ số BMI quá thấp thậm chí khiến bạn hoàn toàn không thể rụng trứng được. Trong khi đó, béo phì có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dị tật bẩm sinh. Do vậy, duy trì cân nặng ở một mức lí tưởng, không thừa không thiếu là việc cực kì quan trọng khi bạn đang cố gắng thụ thai.

5. Bỏ qua rau

Không có loại thực phẩm nào khiến bạn có khả năng thụ thai cao hơn, tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia đều đồng ý rằng nếu cơ thể bạn trong trạng thái khỏe mạnh, bạn sẽ có nhiều khả năng thụ thai hơn. Do vậy, việc ăn uống đúng cách trong quá trình mang thai là điều hoàn toàn đúng đắn. Hãy nói không với khoai tây chiên và nói có với salad rau bina. Lí do là trong rau lá xanh có chứa axit folic và nó giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh. Các bác sĩ cũng khuyên rằng bạn nên bổ sung vitamin với ít nhất 400mg axit folic trong quá trình bạn cố gắng thụ thai.

6. Lơ là vấn đề răng miệng

Hãy dành thời gian đến thăm khám nha sĩ của bạn và hãy đảm bảo bạn có sử dụng chỉ nha khoa. Vệ sinh răng miệng kém có thể ảnh hưởng đến tinh trùng của đàn ông và nếu bạn có bệnh về nướu, nó có thể làm tăng nguy cơ của việc sinh non và thiếu cân ở trẻ sơ sinh.

7. Tập luyện quá sức

Dĩ nhiên là bạn muốn cơ thể gọn gàng và khỏe mạnh, nhưng tốt hơn hết là bạn không nên gắng tập luyện quá sức, đặc biệt là trong khi mang thai. Tập thể dục quá mạnh khiến thời gian để người phụ nữ thụ thai kéo dài lâu hơn. Dĩ nhiên bạn không cần phải bỏ việc chạy buổi sáng, nếu đó là việc bạn luôn luôn làm, tuy nhiên, nếu nó gây ra điểm nhiễu trong chu kì kinh nguyệt của bạn, khả năng sinh sản của bạn sẽ bị rối loạn.

8. BPA

BPA là một loại hóa chất thường được dùng trong các mặt hàng nhựa, ví dụ như chai nước, hộp đựng thức ăn và thậm chí trong viền can nhôm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp xúc với BPA có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả đàn ông và phụ nữ, cụ thể là giảm số lượng tinh trùng và trứng. Không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn việc tiếp xúc với BPA, nhưng bạn có thể giới hạn sự tiếp xúc bằng cách tránh các loại thực phẩm đóng hộp.

9. Giải tỏa căng thẳng

Dĩ nhiên trong cuộc sống, tất cả mọi người đều đôi lúc cảm thấy vô cùng stress, tuy nhiên các nhà khoa học không đồng ý về việc liệu rằng stress có dẫn đến việc khả năng thụ tinh kém hay không. Mặc dù vậy, có bằng chứng cho thấy căng thẳng mãn tính hoặc nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của bạn. Khi bạn gặp khó khăn khi mang thai, điều này có thể gây ra rất nhiều căng thẳng. Vì vậy, nếu cảm thấy mức độ căng thẳng của bạn có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tập yoga và châm cứu sẽ giúp ích cho các bệnh nhân khó mang thai có thể có thai dễ dàng hơn.

10. Các loại cá với nồng độ thủy ngân cao

Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao hơn các loại cá khác, đáng chú ý là cá thu, cá ngừ, cá kiếm. Hàm lượng thủy ngân trong máu có liên quan đến vấn đề sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ. Bên cạnh đó, thủy ngân có thể ở lại trong cơ thể của bạn một năm hoặc nhiều hơn, và có thể gây hại cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên nếu bạn có một tình yêu lớn lao với hải sản và cảm thấy thật khó mà bỏ được, thì có một số loại cá với nồng độ thủy ngân thấp mà bạn có thể thay thế như cá cơm, sò, cua, tôm, cá hồi, sò điệp,...

Trong thời gian mang thai, cần đảm bảo các yếu tố gây hại không tác động đến cơ thể lẫn tinh thần người phụ nữ. Do vậy, hãy chú ý tuân theo các yếu tố cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.

(Theo thebump.com)