10 điều có thể bạn chưa biết về virus Zika

Nếu như bạn đã từng biết về sự trở lại và nổi lên của virus Zika từ năm 2015, thì giờ đây, tình trạng đã lan rộng đến mức báo động trên toàn nhân loại.

10 điều có thể bạn chưa biết về virus Zika 10 điều có thể bạn chưa biết về virus Zika

Những ngày đầu tháng 2, trong khi hầu hết mọi người đều đang hân hoan chuẩn bị chào đón Tết Nguyên Đán, thì ngành y tế Việt Nam đang đứng trước một mối lo lắng về việc lây truyền dịch bệnh vô cùng khẩn cấp. Nếu như bạn đã từng biết về sự trở lại và nổi lên của virus Zika từ năm 2015, thì giờ đây, tình trạng đã lan rộng đến mức báo động trên toàn nhân loại. Virus Zika lây truyền qua muỗi Aedes, đặc biệt là loại muỗi đồng nhóm lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Và như đã biết, Việt Nam là quốc gia có dịch sốt xuất huyết đang lưu hành với mật độ muỗi Aedes rất cao. Trước những diễn tiến phức tạp của việc lây truyền virus Zika, mỗi cá nhân cần tìm hiểu và cập nhật nhanh các thông tin y tế hữu ích xoay quanh virus Zika để có cách phòng chống và bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình một cách tốt nhất. Dưới đây là 10 điều có thể bạn chưa biết, nhưng thực sự nên biết và cần biết về virus Zika.

1. Tình trạng khẩn cấp

Ngày 01/02/2016, sau cuộc họp của Uỷ Ban Khẩn Cấp Y Tế Quốc Tế với sự quy tụ các chuyên gia cấp quốc tế về dịch tễ học, y tế công cộng, bệnh truyền nhiễm,v.v....Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với virus Zika.

virus Zika

2. Hạng mục nguy hiểm

Mức độ nguy hiểm và khẩn cấp của virus Zika được đặt trong cùng hạng mục với Ebola.

3. Đã lưu hành trên 31 quốc gia

Theo thông báo của Trung Tâm Dự Phòng & Kiểm Soát Dịch Bệnh Châu Âu (eCDC), hiện đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận virus Zika xâm nhập hoặc lưu hành.

Virus Zika Bản đồ các quốc gia có sự xâm nhập và lây lan virus Zika

4. Ổ dịch lớn tại Brazil

Các trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện đầu tiên trong đợt bùng phát này được ghi nhận tại Brazil. Đây đồng thời cũng là quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nhất với khoảng 0,72% dân số (khoảng 1,5 triệu trường hợp mắc phải)

virus Zika

5. Khuyến cáo tại Ecuador

Tại Ecuador, phụ nữ được chính phủ khuyến cáo không nên mang bầu trong vòng 2 năm tới để giảm thiểu dị tật bẩm sinh ở thai nhi do nhiễm virus Zika.

6. Phát thuốc phá thai tại vùng dịch Zika

Tổ chức phi chính phủ Women on Web tại Hà Lan đã ra quyết định cấp phát thuốc phá thai miễn phí cho phụ nữ vùng dịch Zika, đặc biệt là tại những quốc gia hạn chế phá thai nhưng lại là nơi lây lan mạnh của virus Zika. Rebecca Gomperts - nhà sáng lập kiêm giám đốc của tổ chức này trả lời AFP rằng: quyết định này nhằm để ngăn chặn tình trạng phá thai không an toàn.

7. Di chứng nặng nề trong thời kỳ mang thai

Theo các ý kiến thống nhất từ các chuyên gia tại cuộc họp Uỷ Ban Khẩn Cấp Y Tế Quốc Tế (thuộc WHO), rằng: mặc dù chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ, những đã có sự liên quan khá rõ giữa việc nhiễm virus Zika trong thời kỳ mang thai của người Mẹ với chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh.

virus Zika

8. Lây nhiễm qua đường tình dục

Theo thông tin được xác nhận bởi Trung Tâm Kiểm Soát & Phòng Tránh Dịch Bệnh tại Mỹ (CDC) vào ngày 2/2, đã xuất hiện trường hợp lây nhiễm virus Zika qua đường tình dục đầu tiên tại Mỹ. Trước đây, trên thế giới đã xuất hiện 2 ca lây nhiễm virus này qua đường tình dục: một người đàn ông 44 tuổi tại Polynesia thuộc Pháp vào năm 2013, và năm 2008 bởi cặp vợ chồng người Colorado (người chồng nhiễm Zika sau khi trở về từ Cộng Hoà Senegal)

>>> Xem thêm: Virus Zika lây qua đường nào?

9. Tại khu vực Đông Nam Á

Năm 2016, các quốc gia “láng giềng” của Việt Nam đã ghi nhận các ca nhiễm virus Zika như Thái LanIndonesia (xác nhận vào ngày 2/2). Trước đây, virus Zika đã có “tiền sử” xuất hiện tại Campuchia vào năm 2010 và Philippines vào năm 2012. Đồng thời, chỉnh phủ Ấn Độ cũng đã bày tỏ lo lắng về khả năng sẽ là quốc gia tiếp theo. Việt Nam chưa có công bố xuất hiện virus này, song Bộ Y tế đã có nhiều khuyến cáo để phòng tránh bệnh như đề nghị thai phụ hoãn đến những vùng đang có dịch, kiểm soát khách nhập cảnh, diệt loăng quăng và chống muỗi đốt gây bệnh...

virus Zika

10. Chưa có vắc xin phòng ngừa

Hiện tại, chưa có vắc xin phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị cụ thể đối với virus Zika. Do đó, việc phòng bệnh là hết sức quan trọng, chủ yếu dựa vào các biện pháp chống lây truyền trực tiếp từ muỗi, hay từ người sang người do quan hệ tình dục, từ mẹ sang con khi mang thai.

virus Zika Thị trưởng Joao Herrera (Soledad, Colombia) phát bao cao su và bộ dụng cụ & thuốc thuốc chống côn trùng trong một chiến dịch chống sự lây lan của virus Zika.

Tổng hợp từ các nguồn Wikipedia, Sức Khoẻ & Đời Sống, Vnexpress, WHO

[efspanel style="callout" type=""]
[efspanel-header]
[/efspanel-header]
[efspanel-content]

Virus Zika thuộc họ Arbovirus, nhóm Flaviviridae, cùng nhóm với virus sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản, Chikungunya, sốt vàng và sốt West Nile. Virus Zika được phát hiện lần đầu tiên từ loài khỉ Macaca Mulatta vào năm 1947 tại rừng Zika thuộc Cộng Hoà Uganda. Ca bệnh đầu tiên nhiễm virus Zika được ghi nhận trên người vào năm 1952. Năm 2015, các vụ dịch lan rộng ở khu vực Trung và Nam Mỹ, đặc biệt tại Brazil và rải rác tại các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và New Caledonia.

[/efspanel-content]
[/efspanel]

>>> Xem thêm: Tình trạng nhiễm Virus Zika ở Việt Nam