Xuất huyết não nhẹ: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Xuất huyết não nhẹ thuộc về bệnh lý đột quỵ nhưng ở mức độ nhẹ, chưa gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng ngay lập tức đối với người bệnh. Tuy nhiên, không vì thế mà bệnh nhân bỏ qua những nguy hại tiềm ẩn và về lâu dài do xuất huyết não nhẹ để lại.

Xuất huyết não nhẹ: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị Xuất huyết não nhẹ: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Xuất huyết não nhẹ thuộc về bệnh lý đột quỵ nhưng ở mức độ nhẹ, chưa gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng ngay lập tức đối với người bệnh. Tuy nhiên, không vì thế mà bệnh nhân bỏ qua những nguy hại tiềm ẩn và về lâu dài do xuất huyết não nhẹ để lại.

Xuất huyết não là gì?

Xuất huyết não là tình trạng một mạch máu nào đó trong não bị vỡ ra khiến cho máu thoát vào trong nhu mô não, sau đó được bao bọc lại bởi lớp màng tân tạo gọi là khối máu tụ. Lúc này, sự tăng áp lực đột ngột ở não bộ có thể gây ra những tổn thương đối với các tế bào não xung quanh khối máu tụ.

Tùy vào lượng máu chảy nhiều hay ít xuất huyết não được xác định thuộc thể nặng hay nhẹ. Thông thường, xuất huyết não nhẹ dẫn đến áp lực trong não làm bệnh nhân mất ý thức, bị liệt. Trường hợp nặng hơn sẽ gây đa tàn tật hoặc tử vong sau đó.

Biểu hiện của xuất huyết não nhẹ

Bệnh xuất huyết não có các dấu hiệu nhận biết khác nhau, có thể đến đột ngột hoặc tiến triển từ từ nên dễ dàng bị bỏ qua. Tương tự như vậy, xuất huyết não nhẹ cũng có các triệu chứng nhưng mức độ nghiêm trọng và số lượng mô não bị tổn thương không nặng nề như đột quỵ nặng.

  • Bệnh nhân bị rối loạn ý thức, đôi khi lú lẫn, khả năng vận động không còn nhanh nhẹn và linh hoạt như trước, nói lắp
  • Có thể mất kiểm soát chân tay như run, lóng ngóng, không đứng vững và liệt một bên thân
  • Đau đầu: đây là dấu hiệu điển hình nhất để nhận biết sớm. Tuy nhiên, cần phân biệt với chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng.
  • Buồn nôn/nôn, chóng mặt, ù tai
  • Trẻ nhỏ có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, khóc thét, nôn trớ, da xanh xao, ...
vicare.vn-xuat-huyet-nao-nhe-trieu-chung-bien-chung-va-cach-dieu-tri-body-1

Đâu là nguyên nhân gây xuất huyết não nhẹ?

  • Thiếu vitamin K (đặc biệt ở trẻ em)
  • Huyết áp cao vượt ngưỡng 140/90mmHg: điều này gây áp lực lên thành động mạch, tạo ra tình trạng nứt hoặc vỡ động mạch.
  • Lượng cholesterol quá mức: hình thành các mảng xơ vữa, làm giảm sự đàn hồi của thành động mạch.
  • Do chấn thương vùng đầu
  • Khối u não, phình mạch, ...
  • Do thay đổi lối sống, các thói quen hút thuốc, nghiện rượu, béo phì, lạm dụng thuốc tránh thai, ...
vicare.vn-xuat-huyet-nao-nhe-trieu-chung-bien-chung-va-cach-dieu-tri-body-2
Những người trẻ tuổi có nguy cơ cao bị xuất huyết não nhẹ

Những đối tượng nào dễ bị xuất huyết não nhẹ?

Xuất huyết não thể nhẹ có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nên đề phòng những nhóm người dưới đây có khả năng bị bệnh cao hơn cả:

  • Người cao tuổi, giới tính nam chiếm số lượng lớn nhất (độ tuổi trung bình khoảng 55 tuổi).
  • Những người trẻ dưới 45 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh do thường xuyên gặp áp lực cuộc sống, căng thẳng, stress quá mức, uống nhiều bia rượu, lười vận động, ...
  • Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi có thể mắc căn bệnh nguy hiểm này do thiếu vitamin K hoặc do các bệnh lý khác (rối loạn đông máu, viêm mạch máu não, bệnh huyết học, ...)

Biến chứng khó lường từ xuất huyết não nhẹ

  • Nhiều người hay tự điều trị ở nhà hoặc bỏ qua những cảnh báo về xuất huyết não nhẹ khiến bệnh không được can thiệp sớm, gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Từ đó, bệnh có khả năng phát triển nặng hơn, dẫn tới hôn mê sâu, rối loạn nhịp tim, thậm chí tử vong trong vòng 48 giờ.
  • Ngoài ra, đây là một dạng bệnh có xu hướng tái phát, thường lần sau sẽ nặng hơn lần đầu nên cần đặc biệt lưu ý nhằm có biện pháp ngăn chặn.
  • Đối với xuất huyết não ở trẻ em, việc chưa ý thức được dấu hiệu bệnh tật hoặc phụ huynh không để ý những khác lạ của con nên dễ bị lầm tưởng với đau đầu thông thường. Tình trạng này kéo dài trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện co giật, khiếm khuyết về thần kinh, chậm phát triển, yếu liệt tứ chi, ...
  • Bệnh xuất huyết não ở người trẻ thể nhẹ ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống và khả năng tập trung làm việc. Chưa kể đến vấn đề rối loạn có thể gặp phải như thị lực yếu đi, ngôn ngữ bị rối loạn, vận động khó khăn.

Điều trị xuất huyết não nhẹ như thế nào?

Xuất huyết não có trị được không là thắc mắc chung của rất nhiều người, bởi di chứng mà chúng để lại không hề nhẹ. Tuy nhiên, việc chữa khỏi hay không còn dựa trên nhiều yếu tố như bệnh nặng hay nhẹ, thể trạng, thời gian phát hiện, ...

Hiện nay, vấn đề phục hồi chức năng và điều trị cho người bệnh sau xuất huyết não nhẹ cũng đòi hỏi tốn không ít thời gian, công sức và tiền bạc. Bên cạnh đó, mỗi nhóm đối tượng sẽ có cách điều trị khác nhau.

  • Đối với trẻ em: cần tích cực bổ sung vitamin K, truyền máu và chống suy hô hấp cho trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện hạ thân nhiệt cần ủ ấm. Sốt cao trên 38,5 độ phải cho dùng thuốc hạ sốt. Nguyên tắc điều trị đối với trẻ em là cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc như Dexamethason 0,4 mg/kg (chống phù), phenobarbital 6-10 mg/kg (chống co giật) cần có y lệnh.
  • Bệnh nhân bị xuất huyết não nhẹ là người cao tuổi: bên cạnh điều trị triệu chứng cần kết hợp điều trị các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu, động kinh, viêm phổi, ... Người bệnh cần được đảm bảo về hô hấp và tuần hoàn, chống phù não bằng dung dịch ưu trương như glycerol, manitol, thuốc chống tiêu sợi huyết hemocaprol, transamin, ...
  • Ngoài ra, điều trị hồi phục sau xuất huyết não cũng quan trọng không kém để bệnh nhân nhanh chóng cải thiện tình hình và trở lại cuộc sống bình thường. Sớm tập luyện, kiên trì mỗi ngày như xoa bóp chân tay, tập các bài vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ là điều cần làm ngay khi có thể.
vicare.vn-xuat-huyet-nao-nhe-trieu-chung-bien-chung-va-cach-dieu-tri-body-3
Trẻ sơ sinh cần được chủng ngừa vitamin K sau sinh 24 giờ để phòng ngừa xuất huyết não

Cách ngăn ngừa xuất huyết não nhẹ

  • Kiểm soát sức khỏe bằng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: hạn chế chất béo, tăng rau xanh và trái cây, không nên sử dụng nhiều thức ăn đã được chế biến sẵn, ...
  • Có lối sống tích cực, lành mạnh như hạn chế bia rượu, thuốc lá, tích cực tập thể dục mỗi ngày, ...
  • Đẩy lùi căng thẳng, giữ cho tinh thần thoải mái.
  • Những người có nguy cơ cao cần thăm khám định kỳ, thường xuyên đo huyết áp, kiểm soát cân nặng.
  • Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung vitamin K cho thai nhi như rau xanh, sữa, ngũ cốc, trứng gà, đậu phụ, thịt bò, thịt heo nạc, ... Nên khám thai đầy đủ và tiêm phòng vitamin K cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân và biểu hiện trị bệnh xuất huyết não ở trẻ em
  • Những điều cần biết về bệnh xuất huyết não và cách điều trị