Xuất huyết dưới da có nguy hiểm không?

Xuất huyết dưới da là tình trạng mà một số người thường gặp biểu hiện bằng những nốt bầm có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Triệu chứng này có thể diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nên khiến nhiều người băn khoăn không biết xuất huyết dưới da có nguy hiểm không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi mà bạn đọc đặt ra xuất huyết dưới da có ảnh hưởng gì không?

Xuất huyết dưới da có nguy hiểm không? Xuất huyết dưới da có nguy hiểm không?

Xuất huyết dưới da là tình trạng mà một số người thường gặp biểu hiện bằng những nốt bầm có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Triệu chứng này có thể diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nên khiến nhiều người băn khoăn không biết xuất huyết dưới da có nguy hiểm không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi mà bạn đọc đặt ra xuất huyết dưới da có ảnh hưởng gì không?

Nguyên nhân gây xuất huyết dưới da

Do va đập hoặc mang vác vật nặng

Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện những vết bầm dưới da do mạch máu bị vỡ khi bệnh nhân mang vác hoặc vận chuyển những vật nặng. Ngoài ra khi tập gym hoặc chơi thể thao quá sức làm cho cơ thể va đập chấn thương dẫn đến những vết rách nhỏ trên các sợi cơ.

Sử dụng thuốc

Đây là điều mà ít người ngờ đến rằng việc sử dụng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chứa sắt hoặc chống hen trong khoảng thời gian dài sẽ gây tác dụng phụ là suy yếu mạch máu dẫn đến giảm khả năng đông máu và gây ra những vết bầm tím dưới da.

vicare-xuat-huyet-duoi-da-co-nguy-hiem-khong-body-1

Mắc các bệnh liên quan về máu

Khi người bệnh mắc các bệnh liên quan về máu như bệnh bạch cầu, hội chứng máu khó đông,... sẽ xuất hiện nhiều vết nhỏ li ti và bầm tím. Nguyên nhân do sự rò rỉ máu ra ngoài ở các mao mạch nhỏ, với những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu và rối loạn đông máu sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Nguyên nhân xuất huyết dưới da có thể là dấu hiệu của cơ thể báo động đang thiếu các loại dưỡng chất cần thiết. Điển hình như Vitamin B12 có tác dụng trực tiếp tham gia vào quá trình tạo máu, Vitamin K có vai trò đông máu và Vitamin C trong việc hình thành mô mới. Đặc biệt nếu thiếu hụt Vitamin P sẽ gây khó khăn trong sản xuất collagen làm cho mạch máu mỏng hơn và dễ sinh ra các vết bầm tím.

Mất cân bằng nội tiết tố

Đối với phụ nữ khi thiếu hụt Estrogen sẽ làm suy yếu đáng kể các mạch máu và khiến thành mao mạch dễ bị tổn thương. Tình trạng này thường gặp ở chị em phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc mang thai.

Bản thân mắc bệnh tiểu đường

Đây là loại bệnh có ảnh hưởng tiêu cực đến tuần hoàn máu làm tăng khả năng xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể. Xuất hiện dưới da thường biểu hiện ở người mắc bệnh trong giai đoạn đầu. Ngoài ra còn kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau: thường xuyên cảm thấy khát, thời gian lành vết thương kéo dài, thường xuyên thấy mệt mỏi, suy giảm thị lực,...

vicare-xuat-huyet-duoi-da-co-nguy-hiem-khong-body-2

Xuất huyết dưới da có nguy hiểm không?

Các bệnh nhân khi phát hiện trên cơ thể mình xuất hiện những vết bầm không rõ nguyên nhân thường đặt ra câu hỏi “Xuất huyết dưới da có ảnh hưởng gì không?”, dưới đây là một số cảnh báo có liên quan đến tình trạng này:

  • Người bệnh có khả năng mắc các bệnh về tiểu cầu như suy giảm chất lượng hoặc số lượng tiểu cầu.
  • Bản thân bị tổn thương thành mạch bẩm sinh hoặc do mắc phải
  • Mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn như sốt xuất huyết, bạch cầu, sởi,... hoặc các bệnh liên quan đến miễn dịch, dị ứng
  • Các bệnh rối loạn yếu tố đông máu như Hemophilia.
  • Thiếu hụt các loại vitamin cần thiết cho quá trình sản xuất và đông cầm máu.
  • Mắc các bệnh về nội khoa như suy gan, suy thận hoặc tiểu đường.

Triệu chứng xuất huyết dưới da chứng tỏ cơ thể của bạn đang mắc phải một trong số những tình trạng nguy hiểm trên. Do đó cần phải đến ngay cơ sở chuyên khoa tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm để có hướng xử trí phù hợp.

Xem thêm:

  • Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
  • Khi nào cần làm xét nghiệm máu để phát hiện sốt xuất huyết?
  • Sốt xuất huyết bị chảy máu cam nên làm gì?