Xuất hiện đốm đỏ trên da không ngứa là bị làm sao?
Là cơ quan có độ che phủ rộng nhất trong cơ thể, làn da rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Vậy khi xuất hiện đốm đỏ trên da không ngứa có bị làm sao không và cách xử lý phù hợp như thế nào?
Xuất hiện đốm đỏ trên da không ngứa là bị làm sao?
Là cơ quan có độ che phủ rộng nhất trong cơ thể, làn da rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Vậy khi xuất hiện đốm đỏ trên da không ngứa có bị làm sao không và cách xử lý phù hợp như thế nào?
Nguyên nhân gây xuất hiện đốm đỏ trên da không ngứa là gì?
Hiện tượng nổi đốm đỏ trên da không ngứa đều có thể xuất hiện ở người lớn và trẻ em. Do vậy, để xác định đúng tình trạng bệnh nguy hiểm hay không cần có sự chẩn đoán, sàng lọc của bác sĩ. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh lý có liên quan đến xuất hiện đốm đỏ trên da không ngứa:
1. Do bị dị ứng
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng trên da khiến da nổi sẩn không ngứa như: dị ứng bụi nhà, dị ứng phấn hoa, dị ứng hóa chất, dị ứng thức ăn, ... Chính vì da là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với các yếu tố bên ngoài (bụi bẩn do ô nhiễm môi trường, khí hậu, hóa chất, mỹ phẩm, thức ăn, ...) nên dễ bị tác động và gây ra hàng loạt phản ứng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm thì tình trạng dị ứng càng rõ nét, biểu hiện qua làn da nổi mẩn đỏ trên mặt hoặc khắp người.
- Thông thường, da nổi đốm đỏ do dị ứng sẽ không gây sốt và ngứa mà ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà cần đến thăm khám tại cơ sở y tế để chữa trị sớm và không gây nguy hại cho làn da. Ngoài ra, để dị ứng không tái phát bạn cần tránh tiếp xúc với nguồn gây dị ứng.
2. Do giãn mao mạch
- Giãn mao mạch là tình trạng rất phổ biến khi có khoảng 30 – 60% người trưởng thành gặp phải. Giãn mao mạch là khi các mạch máu nhỏ li ti có nhiều hình dạng và màu sắc (màu đỏ, màu tím, màu xanh dương) giãn ra, nằm sát bề mặt da. Khi dùng ngón tay ấn vào những vùng bị giãn mao mạch chúng sẽ biến mất nhưng khi bỏ tay ra thì chúng xuất hiện trở lại.
- Những khu vực hay nổi các nốt mẩn, mụn đỏ khi giãn mao mạch là vùng da mỏng, yếu và dễ thương tổn như: mặt (hai bên thái dương, má, dưới má, đầu, mũi), mặt sau ngoài đùi, chân, khóe chân, ...
- Một số nguyên nhân tác động đến hệ tuần hoàn gây ra tình trạng giãn mao mạch bao gồm: lão hóa, di truyền, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố, tăng áp lực đột ngột (hắt xì, ho), mụn trứng cá đỏ, uống nhiều bia rượu, tiếp xúc hóa chất, môi trường ô nhiễm, ...
- Giãn mao mạch không gây nguy hiểm, rủi ro sức khỏe nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sự tự tin. Bạn có thể can thiệp bằng công nghệ laser, thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, ...
3. Viêm mao mạch dị ứng
- Đây không phải loại bệnh mới nhưng hiếm gặp. Đối tượng chủ yếu mắc bệnh là trẻ em dưới 10 tuổi.
- Triệu chứng hay gặp nhất là nổi ban xuất huyết dưới da dạng chấm đỏ và không ngứa ở mặt gấp của cẳng chân, cẳng tay, đùi, mông, ít gặp ở thân mình, thỉnh thoảng ở mũi, tai, ống tai, bộ phận sinh dục ngoài.
- Các tổn thương ban đầu ở da là dạng chấm, có gờ cao hơn mặt da (do thâm nhiễm). Đôi khi có mày đay, bọng nước hoặc bầm máu, thậm chí ban hoại tử.
- Phương pháp điều trị viêm mao mạch dị ứng chủ yếu dựa vào hình thức chống dị ứng và bảo vệ thành mạch. Nên bổ sung vitamin C, ăn uống đủ chất.
4. Ban xuất huyết
Khi bị xuất hiện đốm đỏ trên da không ngứa thì có khả năng đây là biểu hiện của bệnh ban xuất huyết. Bệnh hình thành các chấm và nốt xuất huyết khi các mao mạch bị chảy máu, rò rỉ vào các tổ chức dưới da. Bệnh nhân bị ban xuất huyết cần được kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
5. U xơ da
Các nốt sưng có kích thước từ 3 – 10 mm, màu hồng nhạt hoặc nâu, ít gây ngứa trừ khi chạm vào là biểu hiện bên ngoài của u xơ da. Đây là một loại rối loạn da phổ biến khi các mô hoạt động quá mức, dẫn đến hình thành nên các u nhỏ lành tính nằm dưới da. U xơ da hay xuất hiện nhiều ở khu vực bàn chân.
6. U máu
Do sự tăng sinh quá mức của mạch máu gây nên bệnh u máu. Triệu chứng ban đầu của u máu là về màu sắc da, thường màu đỏ, có thể trời lên hoặc chìm dưới da và thường không gây ngứa. Đa phần u máu thường lành tính và tự khỏi, tuy nhiên để an tâm thì người bệnh cần đi thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa.
7. Lupus ban đỏ hệ thống
- Là một căn bệnh thuộc về rối loạn hệ thống miễn dịch, gây ra các tổn thương mô và cơ quan, lupus ban đỏ hệ thống thường có những triệu chứng trên da. Biểu hiện đầu tiên trên người bệnh là nổi các nốt ban đỏ trên mũi và má hoặc các vùng khác trên cơ thể.
- Biến chứng của Lupus tác động đến xương khớp, thận, máu, não, tủy sống, tim, phổi, ... Do vậy, bệnh nhân cần kiểm soát tình trạng bệnh bằng các loại thuốc đặc trị càng sớm càng tốt.
8. Nổi mề đay
- Mề đay là bệnh da liễu phổ biến, xuất hiện quanh năm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra mề đay như: dị ứng thuốc, di truyền, thời tiết, nhiễm trùng, côn trùng đốt, hóa chất, ...
- Biểu hiện chính của bệnh là da nổi sần, ngứa hoặc không ngứa tùy cơ địa mỗi người, rát đỏ, tự nổi và biến mất trong khoảng một đến vài giờ (nhưng không quá 24 giờ).
- Khi nổi mề đay có thể cải thiện bằng cách dùng vải bọc lá khế hơ nóng, chườm lên các nốt mề đay nhằm giúp chúng lặn nhanh hơn.
9. Dày sừng nang lông
- Khi mắc bệnh dày sừng nang lông, chất keratin được tạo ra nhiều một cách bất thường gây bít lỗ chân lông ngăn cản sợi lông không mọc ra ngoài được.
- Triệu chứng của bệnh là nổi các nốt sần nhỏ kích thước từ 1 – 2 mm màu đỏ, hơi trắng hoặc xám. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ thì bệnh không gây tác hại gì.
- Dày sừng nang lông thường kéo dài trong nhiều năm và đến độ tuổi trung niên thì bệnh giảm đi hoặc tự mất.
10. Phát ban do nhiệt
Do mồ hôi không thoát được ra ngoài mà mắc kẹt trong lỗ chân lông khiến thân nhiệt tăng lên và gây ra hiện tượng phát ban do nhiệt. Đa số các vết sưng đỏ trên da đều không tạo cảm giác ngứa.
11. Phát ban nếp gấp cơ thể
Ở những vùng có nhiều nếp nhăn trên cơ thể như háng, nách, bộ phận sinh dục. bên dưới ngực thường hay phát ban đỏ. Những người thừa cân, béo phì rất hay mắc phải tình trạng này. Nếu mặc quần áo chật, mồ hôi nhiều hoặc độ ẩm trong không khí tăng sẽ gây kích ứng lên da và khiến vấn đề phát ban trở nên khó chịu hơn.
12. Vảy phấn hồng
Đây là một dạng phát ban trên da phổ biến. Các nốt phát ban thường có màu đỏ, những đốm nhỏ màu hồng có thể lan rộng tới vùng bụng và ngực, cánh tay, chân. Chúng thường đóng vảy lại trên da nên nhìn vào rất mất thẩm mỹ.
13. Vết bớt bẩm sinh
Nhiều trường hợp khi sinh ra có vết bớt bẩm sinh màu đỏ hoặc xám. Các vết bớt này không gây ngứa và được tạo thành do sự hoạt động bất thường của các mạch máu.
Những lưu ý khi xuất hiện đốm đỏ trên da không ngứa
- Hiện tượng có các vòng tròn đỏ trên da không ngứa có thể do các bệnh lý khác nhau gây nên. Để chẩn đoán và điều trị chính xác nhất hãy đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và đưa ra lời khuyên thích hợp.
- Bạn không nên tự ý mua thuốc bôi ngoài da, thuốc uống về sử dụng hoặc làm theo các kinh nghiệm dân gian truyền miệng để trị bệnh (chích lể, đắp cây thuốc, ...) vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn gây nguy hại cho sức khỏe.
- Trong quá trình điều trị cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dừng liệu pháp điều trị khi thấy triệu chứng nổi đốm đỏ giảm mà không chữa trị tận gốc và dứt điểm.
- Vệ sinh da đúng cách, lau rửa nhẹ nhàng không nên chà xát quá mạnh vì sẽ làm da thêm kích ứng
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời nuôi dưỡng làn da từ bên trong thêm khỏe mạnh
- Có chế độ sinh hoạt và rèn luyện cơ thể khoa học
Xem thêm:
- Phân biệt nốt chấm đỏ của sốt xuất huyết và phát ban
- Da thường bị ngứa không rõ lý do. Có phải là bệnh?
- Nguyên nhân gây ngứa, nổi mụn li ti về ban đêm thường gặp