Xử lý sao với tình trạng bé giật mình khi ngủ?
Một nghiên cứu đã cho thấy, có khoảng 50% trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ. Cha mẹ sẽ không khỏi lo lắng vì những lúc giật mình như thế khiến giấc ngủ của trẻ không sâu. Tuy vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng bé giật mình khi ngủ có thể là do bé chưa quen với nhịp sinh học hoặc bé bị thiếu canxi.
Xử lý sao với tình trạng bé giật mình khi ngủ?
Một nghiên cứu đã cho thấy, có khoảng 50% trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ. Cha mẹ sẽ không khỏi lo lắng vì những lúc giật mình như thế khiến giấc ngủ của trẻ không sâu. Tuy vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng bé giật mình khi ngủ có thể là do bé chưa quen với nhịp sinh học hoặc bé bị thiếu canxi. Hãy quan sát bé thật kỹ trong giai đoạn này để giúp bé không bị giật mình khi ngủ.
Tại sao bé lại giật mình khi ngủ?
Có thể bạn đã bật đèn quá sáng hoặc bé chưa quen với giấc ngủ ban đêm. Đây là một trong những lí do khiến bé giật mình khi ngủ.
Bé bị đầy hơi, khó tiêu cũng khiến bé ngủ không ngon giấc và hay bị giật mình. Bạn có thể vỗ nhẹ vào lưng bé để bé bớt bị đầy hơi. Tuy nhiên cũng có những bé bị trào ngược dạ dày thực quản. Với những bé này, cha mẹ nên cho bé bú thẳng và để bé nghỉ ngơi sau khi bú 15 phút trước khi đặt bé nằm.
Nhiều bé có những giấc mơ không đẹp khi ngủ và bé còn la hét, quấy khóc nữa. Đây cũng là lí do khiến bé bị giật mình. Nhiều trường hợp thế này chỉ là hiện tượng sợ đêm không gây ảnh hưởng xấu ở trẻ.Bé bị thiếu canxi cũng khiến bé giật mình khi ngủ. Bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn là những biểu hiện mẹ có thể quan sát khi bé bị thiếu canxi. Mẹ hãy cho bé tắm nắng thường xuyên và bổ sung vitamin D cho cơ thể bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chức năng não của bé có những bất thường cũng là lí do khiến trẻ hay giật mình lúc ngủ. Giấc ngủ của trẻ luôn bị xáo trộn bởi những cơn giật mình như vậy. Những trường hợp này dù rất hiếm gặp nhưng khi xảy ra cần sự kiểm tra nhanh chóng của bác sĩ. Bên cạnh đó, bé bị viêm tai, viêm họng hay côn trùng cắn cũng khiến trẻ hay tỉnh giấc vào ban đêm và quấy khóc.
Làm thế nào khi trẻ giật mình khi ngủ?
Nếu bé giật mình khi ngủ thường xuyên, cha mẹ cần:
Hãy tập cho bé ngủ trở lại. Bé ngủ lại ngay khi giật mình, bạn sẽ không cần phải quá lo lắng nhưng nếu bé khóc nhiều và dai dẳng thì bạn hãy bế bé lên và dỗ dành cho bé nín. Không nên để mặc bé vì bé sẽ cảm thấy sợ hãi, lâu dần sẽ gây ra những dấu hiệu tâm lý không tốt ở trẻ.
Không nên quấn bé quá chặt trong chăn và mặc đủ ấm cho trẻ bởi thân nhiệt trẻ sơ sinh vẫn chưa ổn định.
Dùng đèn tối hoặc dịu màu trong phòng ngủ của bé, bạn có thể tắt đèn đi khi cho bé ngủ.Sau khi bú, bé cần được nghỉ ngơi, tránh cho bé nằm ngay, như vậy bé dễ bị trào ngược.
Khi bé đã thiu thiu vào giấc, hãy đặt bé xuống nôi hoặc giường.
Thường xuyên cho trẻ tắm nắng và bổ sung những chất cần thiết cho trẻ khi cơ thể trẻ thiếu những chất này.
HoiBenh hy vọng rằng với những thông tin trên đây, bé nhà bạn sẽ có giấc ngủ ngon, không quấy khóc hay giật mình tỉnh giấc, bé sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.