Xông mũi trị viêm mũi dị ứng hiệu quả hay không?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng có phản ứng viêm xảy ra trong niêm mạc mũi khi tiếp xúc với dị nguyên, kết quả là niêm mạc mũi tăng xuất tiết dịch nhầy, làm mũi nghẹt, ứ đọng dịch nhầy hầu họng, khò khè. Khi đó mọi người thường sử dụng xông mũi. Vậy xông mũi trj viêm mũi dị ứng hiệu quả hay không?

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng hiệu quả hay không? Xông mũi trị viêm mũi dị ứng hiệu quả hay không?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng có phản ứng viêm xảy ra trong niêm mạc mũi khi tiếp xúc với dị nguyên, kết quả là niêm mạc mũi tăng xuất tiết dịch nhầy, làm mũi nghẹt, ứ đọng dịch nhầy hầu họng, khò khè. Khi đó mọi người thường sử dụng xông mũi. Vậy xông mũi trị viêm mũi dị ứng hiệu quả hay không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng nghĩa là có phản ứng viêm trong niêm mạc mũi.

Niêm mạc của mũi sản xuất ra dịch nhầy. Dịch nhầy này bình thường mỏng và trong. Nó giúp bắt giữ lại bụi, các dị nguyên khỏi phổi. Dịch nhầy bắt giữ các hạt vật chất như bụi và phấn hoa, cũng như vi khuẩn và virus.

Chất nhầy thường được dẫn lưu xuống dưới họng. Bạn thường sẽ không nhận ra quá trình này bởi vì lượng dịch nhầy lúc này mỏng và ít. Nhưng khi niêm mạc mũi bị kích ứng, nó có thể tăng xuất tiết dịch nhầy, làm cho chúng dầy và có màu vàng nhạt. Dịch nhầy này sẽ chảy ra ngoài lỗ mũi và cả xuống họng. Các chất trong dịch nhầy có thể kích ứng vùng họng và gây ho. Ứ đọng dịch nhầy hầu họng (Postnasal drip ) xảy ra khi có nhiều dịch nhầy chảy xuống vẫn họng.

Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng

Các chất gây kích ứng (chất mà khi tiếp xúc niêm mạc mũi sẽ kích thích niêm mạc mũi có phản ứng dị ứng) có thể gây viêm mũi dị ứng.

Các tế bào trong cơ thể bạn phản ứng với các dị nguyên này bằng cách sản sinh ra histamine và các hóa chất khác.

Viêm mũi dị ứng thường thoáng qua. Nó sẽ tự hồi phục sau vài ngày ở đa số bệnh nhân. Một số khác lại có tình trạng mãn tính dai dẳng. Mãn tính ở đây chỉ tình trạng viêm mũi kéo dài hoặc tái phát thường xuyên.

Một đợt viêm mũi dị ứng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng đối với một số loại dị nguyên.

Các loại viêm mũi dị ứng và viêm mũi khác

Có nhiều loại viêm mũi dị ứng, được phân loại dựa trên loại tác nhân gây ra phản ứng viêm ở niêm mạc mũi.

  • Viêm mũi dị ứng gây ra bởi các dị nguyên
  • Viêm mũi dị ứng thời tiết (hay fever), mặc dù có tên là bệnh sốt Hay, bệnh nhân viêm mũi dị ứng thời tiết không sốt. Đây là bệnh gây ra bởi phản ứng dị ứng với phấn hoa, cỏ. Loại viêm mũi này xảy ra chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu, khi mà các hạt phấn hoa, cỏ có nhiều trong không khí.
  • Viêm mũi dị ứng lâu năm gây ra bởi các dị nguyên tồn tại kéo dài trong cả năm. Nguyên nhân nguyên phát của loại viêm mũi này là phản ứng dị ứng với mạt bụi, vẩy từ cơ thể động vật, mảnh cơ thể của gián (như nước bọt, chất thải, cánh, hay các bộ phận khác của gián).
  • Viêm mũi dị ứng không gây ra bởi dị nguyên. Khói thuốc lá, hóa chất, hay các điều kiện môi trường gây kích ứng khác có thể tạo ra viêm mũi dị ứng không gây ra bởi dị nguyên. Sự thay đổi hormone, dị tật bẩm sinh của mũi (chẳng hạn như lệch vách mũi) và sự sử dụng quá mức các dạng thuốc xông mũi có thể gây ra loại viêm mũi dị ứng này.
  • Viêm mũi nhiễm trùng là loại viêm mũi phổ biến nhất. Nó cũng là nguyên nhân của các nhiễm trùng đường hô hấp trên. Cảm cúm cũng có thể xảy ra khi virus khu trú trong niêm mạc nhầy của mũi và xoang mũi và gây ra tinh trạng nhiễm trùng.
vicare.vn-xong-mui-tri-viem-mui-di-ung-hieu-qua-hay-khong-body-1

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Nếu bạn có viêm mũi dị ứng, bạn thường hay khò khè hoặc tắc nghẽn mà kéo dài cả ngày. Nhưng bạn không bắt buộc phải chịu đựng những triệu chứng này. Cho dù bạn dị ứng với hạt bụi, phấn hoa, hay vẩy từ cơ thể động vật, các triệu chứng có thể được giảm nhẹ nhờ các loại xông mũi.

Nếu các triệu chứng của viêm mũi dị ứng không được điều trị sớm, chúng có thể trở nên nặng hơn theo thời gian.

Sau đây là 5 triệu chứng viêm mũi dị ứng bạn không nên bỏ qua:

Chảy nước mũi

Chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp nhất. Và các chuyên gia của Viện dị ứng và nhiễm trùng quốc gia Hoa Kỳ (NIAID) cho rằng, cách tốt nhất để điều trị tắc nghẽn là loại bỏ dị nguyên gây ra triệu chứng.

Hãy bắt đầu bằng việc tránh xa dị nguyên đó, nếu bạn không chắc chắn loại dị nguyên gây ra, thì bác sĩ sẽ giúp bạn xác định loại dị nguyên đó.

Mặc dù có một vài dị nguyên luôn tồn tại, khó mà tránh chúng hoàn toàn, bạn có thể giảm thiểu sự tiếp xúc với chúng. Ví dụ, nếu phấn hoa là dị nguyên của bạn, hãy ở trong nhà khi mật độ phấn hoa nhiều trong không khí. Nếu các vẩy từ cơ thể thú nuôi làm bạn dị ứng, hãy rửa tay và thay đồ sau khi chơi cùng chúng.

Tăng áp lực xoang mũi

Xoang mũi là những ổ xương rỗng nhỏ nằm ở vùng trán, vùng má, và vùng mắt. Nếu chất nhầy được tiết ra trong những vùng xoang này vì các dị nguyên, sẽ làm tăng áp lực các xoang này, khiến bạn cảm thấy nặng các vùng ở mặt hoặc thậm chí gây đau.

Bạn có thể cải thiện triệu chứng bằng cách quấn khăn ấm ở mặt hoặc xông mũi nước âm vài lần mỗi ngày, bạn có thể xông mũi bằng nước muối. Nếu triệu chứng kéo dài trên 1 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Khò khè

Nếu bạn từng trải qua từng trạng khò khè không kiểm soát được, bạn sẽ hiểu cảm giác khó chịu ấy. Một sô bệnh nhân khò khè nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ.

Nếu bạn không thể tránh loại dị nguyên gây ra, bạn có thể xông mũi bằng thuốc chống dị ứng (antihistamine) loại không kê toa.

Ngứa mắt

Ngứa hoặc chảy nước mắt là các triệu chứng dị ứng phổ biến. Dù chúng gây phiền toái, ngứa mắt không ảnh hưởng đến thị lực.

Một lần nữa, việc tránh xa dị nguyên là cách tốt nhất để phòng ngứa mắt.

Để làm dịu mắt, hãy chườm lạnh trên mắt nhắm hoặc nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo.

Ứ đọng dịch nhầy hầu họng

Bình thường, bạn nuốt dịch nhầy mà không biết. Nhưng nếu dịch nhầy mũi của bạn trở nên dày, hoặc bạn có nhiều dịch nhầy xuất tiết hơn bình thường, bạn sẽ có triệu chứng ứ đọng dịch nhầy hầu họng.

Khi đó, bạn sẽ cảm thấy dịch nhầy ứ lại ở phần mũi sau và kẹt lại ở vùng hầu miệng.

Ứ đọng dịch nhầy hầu họng có thể cảm thấy như một u cục trong họng và có thể gây kích ứng đau ở đó.

Hãy uống nhiều nước, hoặc dùng xông mũi bằng nước muối để làm mỏng dịch nhầy đi.

Bạn bị viêm mũi dị ứng hay cảm lạnh?

Đôi khi thật khó để mà nêu ra sự khác biệt giữa dị ứng với cảm lạnh. Có hơn hàng trăm loại virus gây cảm lạnh. Chúng sẽ xuất hiện rộng rãi theo mùa trong năm, điều này có thể chúng ta nhầm lẫn giữa một tình trạng cảm lạnh với một viêm mũi dị ứng thời tiết. Tình trạng dị ứng xảy ra vào cùng thời điểm mỗi năm, và kéo dài ứng với dị nguyên có trong không khí (khoảng 2-3 tuần tùy theo nguyên). Dị ứng gây ra ngứa mũi, ngứa mắt với các triệu chứng ở mũi khác. Cảm lạnh thì kéo dài khoảng 1 tuần và ít ngứa mắt, ngứa mũi hơn so với viêm mũi dị ứng thời tiết.

vicare.vn-xong-mui-tri-viem-mui-di-ung-hieu-qua-hay-khong-body-2

Các loại xông mũi trị viêm mũi dị ứng

Các loại xông được phân loại dựa trên kết quả tác động của chúng. Giữa các loại khác nhau về thành phần dược chất.

Khi dị nguyên tác động, xông mũi có thể giúp cải thiện triệu chứng. Có nhiều loại xông mũi, loại xông thì tác dụng nhanh hơn loại uống.

Xông mũi chứa muối sinh lý Saline

Loại xông mũi này làm loãng dịch nhầy, giúp dịch nhầy được dẫn lưu dễ dàng hơn. Đây là loại xông sử dụng đầu tiên khi bị dị ứng, vì loại xông này không có tác dụng phụ.

Xông mũi giải tắc nghẽn (Decongestant Sprays)

Xông mũi giải tắc nghẽn giảm phù các mạch máu và mô ở niêm mạc mũi- những tác nhân gây tắc mũi. Oxymetazoline hydrochloride (Afrin, Dristan, Sinex) và phenylephrine hydrochloride (Neo-Synephrine) là ví dụ của loại xông mũi này. Đây là xông mũi không kê toa.

Đừng dùng loại xông mũi này nhiều hơn 3 ngày. Vì việc sử dụng quá nhiều ngày có thể làm mũi nghẹt hơn. Hãy tham vấn bác sĩ trước khi dùng nếu bạn có tăng nhãn áp hoặc tăng huyết áp.

Loại xông mũi này không dùng điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính.

Xông mũi kháng histamine (Antihistamine Sprays)

Xông mũi chống dị ứng làm giảm tắc nghẽn, ngứa mũi, chảy mũi, và khò khè. Loại xông mũi này thuộc loại kê toa, bao gồm: azelastine (Astelin, Astepro) và olopatadine (Patanase). Loại xông ít gây tác dụng toàn thân hơn loại uống, nhưng với nhiều bệnh nhân, nó vẫn gây buồn ngủ.

Xông mũi steroid

Loại xông mũi này hoạt động tốt cho giải tắc nghẽn, khò khè, ngứa mũi, chảy mắt. Nó cũng giải ứ đọng dịch nhầy hầu họng. Đây thường là loại xông mũi hàng đầu cho các trường hợp dị ứng, nhưng nó mất khoảng 1 tuần bạn mới có thể thấy được sự cải thiện triệu chứng.

Các thuốc loại kê toa, bao gồm: beclomethasone (Beconase, Qnasl), ciclesonide (Zetonna), fluticasone furoate (Veramyst), và mometasone (Nasonex)

Các thuốc không cần kê toa, bao gồm: budesonide (Rhinocort Allergy), fluticasone (Flonase Allergy Relief), and triamcinolone (Nasacort Allergy 24HR).

Tác dụng phụ có thể bao gồm: đau đầu, đau họng, chảy máu mũi hoặc ho khan.

Xông mũi chứa Cromolyn Sodium

Cromolyn Sodium là một loại muối Natri của Cromolyn, là một hoạt chất làm ổn định hoạt động phản ứng viêm.

Loại xông mũi này ngăn cơ thể của bản không phóng thích histamine, các hóa chất gây ra các triệu chứng dị ứng như chảy mũi và khò khè. Nó cũng giúp cải thiện nghẹt mũi. Một số bệnh nhân thấy giảm triệu chứng ngay sau 30 phút. Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần bắt đầu sử dụng nó 1 đến 2 tuần trước khi thời tiết dị ứng đến và sử dụng thuốc 1 đến vài lần mỗi ngày. Loại xông này không cho hiệu quả tốt như loại xông steroid.

Đây là loại xông mũi không cần kê toa.

Xông mũi Cromolyn Sodium an toàn cho đa số người dùng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu như bạn có tiền căn hen hoặc viêm xoang. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm khò khè và cảm giác bỏng rát mũi.

Xông mũi chứa Ipratropium

Thuốc xông mũi này thuộc loại kê toa, tác dụng bằng cách ngăn niêm mạc mũi sản xuất dịch nhầy. Nó không cải thiện khò khè và tắc nghẽn quá tốt.

Nếu bạn có cườm mắt hoặc phì đại tiền liệt tuyến, bạn có thể sẽ không được dùng loại thuốc này. Tác dụng phụ của thuốc gồm đau đầu, chảy máu mũi, đau họng, và ngứa mũi.

Lựa chọn loại xông mũi trị viêm mũi dị ứng

vicare.vn-xong-mui-tri-viem-mui-di-ung-hieu-qua-hay-khong-body-3

Khi tình trạng dị ứng làm bạn khổ sở, xông mũi có thể giúp cải thiện. Nhưng loại xông mũi nào thì phù hợp với bạn? Bạn có cần loại kê toa không? Hay chỉ loại xông mũi không cần kê toa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các lựa chọn dưới đây.

Như đã đề cập ở mục Các loại xông mũi trị viêm mũi dị ứng, tóm lại ta có 2 loại xông mũi là:

  • Xông mũi kê toa: Xông mũi chứa Ipratropium, Xông mũi steroid loại kê toa. Các loại xông mũi kê toa đều chứa Cortisteroids là hoạt chất hoạt động.
  • Xông mũi không cần kê toa: Xông mũi chứa muối sinh lý, Xông mũi giải tắc nghẽn, Xông mũi chứa Cromolyn Sodium, Xông mũi steroid loại không kê toa, Xông mũi kháng histamine.

Ai nên (và không nên) xem xét sử dụng xông mũi trị viêm mũi dị ứng?

Nhiều bệnh nhân dị ứng sử dụng thuốc uống kháng histamine (thuốc chống dị ứng), họ có thể chỉ cần thuốc xông mũi thay vì uống thuốc tác dụng toàn thân.

Đa số bệnh nhân đáp ứng với xông mũi kê toa, loại này phù hợp với trị viêm mũi dị ứng mạn tính. Nhưng những bệnh nhân có bất thường giải phẫu mũi, cần tránh thuốc xông mũi.

Hãy tham vấn bác sĩ nếu bạn bị chảy máu mũi kéo dài, hoặc cục máu đen khô trong mũi, đây có thể là dấu hiệu rằng bạn đang sử dụng sai cách xông mũi.

Cách sử dụng dụng cụ xông mũi điều trị viêm mũi dị ứng:

Một số mẹo dưới đây về cách sử dụng xông mũi:

  • Hỉ mũi để làm thông thoáng đường thở
  • Lắc bình xông trước khi sử dụng
  • Đặt đầu phun ngay trong lỗ mũi
  • Nhấn bơm phun và chầm chậm hít vào
  • Đừng hỉ mũi ngay sau khi xông mũi, và đừng hắt xì.

Tôi có thể bị nghiện thuốc xông mũi trị dị ứng không?

Thuốc xông mũi trị dị ứng không thuộc nhóm gây nghiện, mặc dù những bệnh nhân cứ muốn tiếp tục sử dụng thuốc xông bởi vì tính hiệu quả của nó.

Thuốc xông mũi trị dị ứng loại không cần kê toa, tuy không gây nghiện, nhưng có thể khó khăn khi ngưng thuốc bởi vì cơ thể đã hình thành một tolerance với thuốc- nghĩa là tình trạng liều của thuốc sau khi lập lại nhiều lần nay khi giảm sẽ không còn gây tác dụng, nhưng không phải nghiện (ngưng thuốc không gây tác dụng phụ).

Viêm mũi dị ứng được chẩn đoán như thế nào?

Nhiều bệnh nhân viêm mũi dị ứng không hồi phục hoàn toàn bằng xông mũi. Những bệnh nhân này có thể là ứng viên cho liệu pháp miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị có tác dụng lâu dài giúp phòng ngừa và giảm độ nặng của phản ứng dị ứng bằng cách làm thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên. Vậy viêm mũi dị ứng được chẩn đoán như thế nào?

  • Bác sĩ sẽ tiếp cận tiền sử bệnh lý của bạn, chẳng hạn như hen, viêm da cơ địa (chàm), hội chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ, viêm mũi xoang...
  • Bác sĩ sẽ thăm khám toàn thân
  • Bác sĩ có thể sẽ đề nghị một số xét nghiệm:

Test da (Skin Testing)

Test da được thực hiện bằng cách đưa 1 loại dị nguyên tiếp xúc với da bệnh nhân. Test da cho phép sự quan sát trực tiếp phản ứng của cơ thể với dị nguyên đó, nghĩa là ta sẽ quan sát thấy nếu có phản ứng dị ứng thì trên da sẽ xuất hiện mề đay trong vòng 15 đến 20 phút.

Xét nghiệm máu

Kháng thể đặc hiệu của dị nguyên- IgE có thể được qua xét nghiệm máu bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đưa 1 loại dị nguyên (mà họ nghĩ tới) vào huyết thanh của bệnh nhân (chứa IgE), nếu IgE gắn với dị nguyên, sẽ được đánh dấu bằng một mã, là một enzyme chẳng hạn, sẽ giúp nhận dạng số lượng phức hợp gắn kết này.

Ưu điểm của sử dụng miễn dịch huyết thanh là độ nhạy với một kháng nguyên mà không lo phản ứng dị ứng, thậm chí sốc phản vệ. Xét nghiệm này sử dụng thay vì test da trong một số cơ địa đặc biệt như chàm nặng, hay cơ thể nhiều vết trầy xước đỏ da do gãi.

Dù xét nghiệm huyết thanh hay test da đều cho kết quả chẩn đoán tương tự, test da nhìn chung thì nhạy hơn. Một ưu điểm tiềm năng khác của test da là nó rẻ tiền hơn. Và bệnh nhân có thể cùng quan sát thấy phản ứng trên da mình.

Các xét nghiệm khác

Các chẩn đoán khác như test dị ứng thức ăn, test khứu giác, đo nitric ozide mũi, đo dị nguyên mũi, phết mũi ngoại vi để quan sát bạch cầu ái toan mũi. Chưa có nhiều bằng chứng đồng thuận về chỉ định các xét nghiệm này.

Chẩn đoán hình ảnh thì không được chỉ định thường quy, tuy nhiên trong một số trường hợp như:

Triệu chứng lâm sàng biểu hiện như viêm mũi dị ứng nhưng nghi ngờ một viêm mũi xoang , hay u bướu. Khác với viêm mũi dị ứng, viêm xoang có thể lan ra các cấu trúc xung quanh, có thể gây nhiễm trùng nhãn cầu, viêm màng não.

Các chẩn đoán hình ảnh có thể được sử dụng bao gồm: CT scan, MRI

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng

  • Biện pháp tốt nhất là tránh tiếp xúc với dị nguyên. Các mẹo khác bao gồm:
  • Không đụng chạm hay gãi mũi
  • Rửa tay thường xuyên
  • Sử dụng máy hút bụi để giảm dị nguyên trong không khí
  • Không tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng
  • Sử dụng ga giường gối chống thắm

Phương pháp khác ngoài xông mũi trị viêm mũi dị ứng

vicare.vn-xong-mui-tri-viem-mui-di-ung-hieu-qua-hay-khong-body-4

Bác sĩ cũng có thể tham vấn bạn về châm cứu, phương pháp này dành cho những bệnh nhận viêm mũi dị ứng mà thích một liệu pháp không dùng thuốc.

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý lành tính tuy nhiên các triệu chứng đôi khi làm phiền cuộc sống của bạn. Sử dụng xông mũi để trị viêm mũi dị ứng là rất hiệu quả, nếu việc loại bỏ sự tiếp xúc với dị nguyên là không thể. Có nhiều loại thuốc xông mũi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể lựa chọn loại phù hợp cho bản thân.

Xem thêm:

  • Tại sao thời tiết nắng mưa thay đổi cần cảnh giác 3 bệnh lý dưới đây?
  • Viêm mũi dị ứng chữa bằng cây cứt lợn có tốt không
  • Viêm mũi dị ứng và viêm xoang khác nhau thế nào?