Xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Để cảm nhận sự kết nối giữa mẹ và con, các thai phụ luôn mong muốn được chạm và trò chuyện với con mỗi ngày. Tuy nhiên, liệu rằng việc xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết để vừa mang lại những điều tốt đẹp cho con, vừa tăng sợi dây kết nối giữa hai mẹ con dưới đây bạn nhé.

Xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Khi biết được trong cơ thể mình đang mang một mầm sống mới, gần như bà mẹ nào cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc và hồi hộp chờ đợi từng ngày thai nhi phát triển. Để cảm nhận sự kết nối giữa mẹ và con, các thai phụ luôn mong muốn được chạm và trò chuyện với con mỗi ngày. Tuy nhiên, liệu rằng việc xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết để vừa mang lại những điều tốt đẹp cho con, vừa tăng sợi dây kết nối giữa hai mẹ con dưới đây bạn nhé.

vicare.vn-xoa-bung-khi-mang-thai-co-anh-huong-gi-khong-body-1

1. Xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Thực tế, việc xoa bụng khi mang thai nếu được thực hiện đúng thời điểm, đúng cách không hề mang đến những ảnh hưởng xấu đối với thai nhi. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn cần hạn chế điều này bởi chính việc xoa bụng lại tiềm ẩn những nguy hại đáng tiếc ngoài ý muốn.

Tránh xoa bụng nếu có tiền sử sinh non

Với những mẹ từng có tiền sử sinh non trước đó, xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Đây là điều nên tránh, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu và tháng cuối thai kỳ.

Lý giải cho vấn đề này, các bác sĩ cho biết những trường hợp sinh non là do tử cung co bóp dễ dàng. Cũng chính từ đây, việc các bà mẹ xoa bụng nhiều có thể là tác nhân tạo nên những cơn co bóp tử cung, khiến hiện tượng thai lưu hay sinh non xảy ra.

Đừng xoa bụng khi thai chuyển động quá nhiều

Với các thai phụ, chắc hẳn các mẹ đều thích cảm giác được đặt tay lên bụng và cảm nhận em bé đang di chuyển ở trong bụng mình. Tuy nhiên, việc thai nhi chuyển động quá nhiều cũng là điều cần phải lưu ý bạn nhé. Đôi khi, chính việc xoa bụng khi mang thai sẽ khiến thai nhi chuyển động nhiều hơn, dễ gây ra dây rốn quấn cổ ảnh hưởng đến bé.

Hạn chế xoa bụng với mẹ bầu trong giai đoạn hai tháng cuối thai kỳ

Thực tế, việc chạm nhẹ và xoa vào bụng được cho là một trong những cách thai giáo, tạo nên sự kết nối tình cảm giữa hai mẹ con. Tuy nhiên, vào những tháng cuối thai kỳ, nếu các mẹ xoa bụng thường xuyên hoặc không đúng chỗ sẽ khiến tạo ra các cơn co bóp dẫn đến sinh non.

2. Làm thế nào để xoa bụng bầu đúng cách?

Như vậy, thắc mắc xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không đã có đáp án. Xoa bụng không thực sự gây hại nếu biết cách và đúng thời điểm. Việc xoa bụng chỉ cần tránh nếu bạn rơi vào một số trường hợp nói trên. Còn lại, việc xoa bụng đúng lúc, đúng cách hứa hẹn mang lại những lợi ích nhất định cho thai nhi, giúp tăng sự gắn kết giữa hai mẹ con và giúp bé phát triển toàn diện. Vậy cụ thể, làm thế nào để xoa bụng bầu đúng cách?

Thời gian

Nếu muốn xoa bụng khi mang thai, bạn chỉ nên thực hiện khoảng 3 lần trong ngày, mỗi lần không quá thời gian 5 phút. Ở những tháng cuối thai kỳ, bạn có thể tăng thời gian nhưng cũng không quá 10 phút. Việc vuốt ve bụng nên thực hiện ở một khoảng thời gian cố định để bé cảm nhận tốt hơn. Bạn có thể thực hiện vào buổi tối, trước khi đi ngủ để cả hai mẹ con có thời gian thư giãn bên nhau.

Cách xoa bụng

Ở thời gian đầu thai kỳ, các mẹ bầu nên thực hiện xoa bụng theo hướng vòng tròn để hạn chế việc dịch chuyển của thai nhi gây ảnh hưởng đến cuống rốn của bé. Điều quan trọng các bạn cần lưu ý là dù ở giai đoạn nào, việc xoa bụng cũng cần được thực hiện nhẹ nhàng. Bạn cần tuyệt đối tránh siết mạnh sẽ gây ảnh hưởng, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

vicare.vn-xoa-bung-khi-mang-thai-co-anh-huong-gi-khong-body-2
Bạn có thể dùng thêm kem khi xoa bụng

Một số lưu ý khác

Để ngăn ngừa rạn da, các bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm kem chống rạn trong quá trình massage xoa bụng. Tuy nhiên, đừng quên tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tránh nguy cơ kích ứng da cũng như ảnh hưởng đến thai nhi.

Trong khi xoa bụng, các bạn hãy chú ý cảm nhận chuyển động của con. Nếu thấy thai đạp ít, không đạp, hãy đến bác sĩ để kiểm tra sớm bạn nhé.

Trên đây là những thông tin về việc xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không cũng như hướng dẫn xoa bụng đúng cách cho các mẹ bầu. Chúc các bạn có thai kỳ khỏe mạnh, chăm sóc thai nhi tốt nhất để chuẩn bị cho việc chào đời của bé bạn nhé.

Xem thêm:

  • 3 cách tự nhiên giúp đẩy lui táo bón khi mang thai
  • Chứng căng cơ bắp chân khi mang thai
  • Sinh non do song thai: Có cách gì phòng ngừa?