Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?
Xét nghiệm tiểu đường, là dịch vụ y tế khá phổ biến để nhằm kiểm tra một cách chính xác các thông số liên quan đến bệnh lý. Khi thực hiện xét nghiệm cần có những lưu ý để cho kết quả chuẩn xác, và có rất nhiều người thắc mắc rằng xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn hay không?
Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?
Xét nghiệm tiểu đường, là dịch vụ y tế khá phổ biến để nhằm kiểm tra một cách chính xác các thông số liên quan đến bệnh lý. Khi thực hiện xét nghiệm cần có những lưu ý để cho kết quả chuẩn xác, và có rất nhiều người thắc mắc rằng xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn hay không?
Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn?
Theo nguyên tắc, thì khi xét nghiệm tiểu đường để có kết quả đường huyết chính xác thì người bệnh cần nhịn đói trước khi lấy máu. trong khoảng thời gian từ 6-8 tiếng.
Vì nếu khi làm xét nghiệm ngay sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác. Cho nên xét nghiệm tiểu đường cần nhịn ăn là điều quan trọng.
Đặc biệt là trong trường hợp những người sắp mổ, thì nên nhịn ăn để dạ dày kịp tiêu hóa thật sạch các loại thức ăn. Do khi tiến hành phẫu thuật, cơ thể thường có những phản ứng co thắt tự vệ, nếu trong dạ dày vẫn còn thức ăn thì các co thắt sẽ đẩy thức ăn chạy ngược lên thực quản, lọt vào khí quản và nguy cơ bị ngừng thở và tử vong rất cao.
Lưu ý khác khi xét nghiệm tiểu đường
Ngoài việc xét nghiệm tiểu đường cần nhịn ăn, thì bệnh nhân cũng cần phải tránh sử dụng các chất kích thích như chè, thuốc lá, cà phê... trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
Tuy nhiên, ngoài xét nghiệm tiểu đường thì không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm như: bệnh liên quan đường và mỡ (tiểu đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL...), bệnh về gan mật. Còn lại những xét nghiệm bệnh khác như HIV, suy thận, cường giáp... không cần để bụng đói.
Ngoài ra để trả lời cho thắc mắc xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn, thì còn phụ thuộc vào xét nghiệm bạn chọn là thực hiện trước khi ăn hay sau khi ăn.
Kết quả xét nghiệm tiểu đường bình thường
Ở người bình thường, nếu đo đường huyết ở tĩnh mạch lúc đói ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu kết quả sẽ là từ 70 - 100mg/dl. Hoặc giá trị 3,9 – 6,4 mmol/L, còn người bị đái tháo đường khi đường huyết lúc đói >= 126mg/dl (ít nhất 2 lần thử vào 2 ngày khác nhau).
Trong trường hợp xét nghiệm lúc đói 3 lần liên tiếp nồng độ glucose máu > 7,1 mmol/L hoặc xét nghiệm lúc bất kỳ nồng độ glucose máu > 11,1 mmol/L người bệnh được xác định là đái tháo đường. Còn khi glucose máu < 2,5 mmol/L, người bệnh được xác định là hạ đường huyết.