Xét nghiệm nhóm máu Rh để làm gì?

Mỗi người đều được thừa hưởng các gen từ cha mẹ của mình để xác định nhóm máu, cũng như xu hướng có kháng nguyên này hay không. Vậy xét nghiệm nhóm máu Rh để làm gì? Mời bạn đọc cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xét nghiệm nhóm máu Rh để làm gì? Xét nghiệm nhóm máu Rh để làm gì?

Yếu tố Rh là một kháng nguyên hay protein đặc biệt trên bề mặt của các tế bào hồng huyết cầu. Đây là một cơ chế bảo vệ giúp cơ thể phân biệt máu của chính mình.

Đặc điểm của nhóm máu Rh và kháng nguyên Rh

Rh là viết tắt của Rhesus, nghĩa là phân loại máu theo yếu tố Rhesus.

Trong hệ thống máu Rh cho đến nay đã xác định được 50 loại kháng nguyên. Quan trọng nhất là 5 kháng nguyên C, c, D, E và e, đặc biệt kháng nguyên D có tính sinh miễn dịch cao và tính kháng nguyên mạnh.

Trong hệ Rh có 2 nhóm máu là Rh+ và Rh-. Trạng thái Rh- hay Rh+ ở đây chính là trạng thái âm tính hay dương tính với kháng nguyên D. Nếu có kháng nguyên D thì là nhóm máu Rh+ (dương tính), nếu không có là nhóm máu Rh- (âm tính). Với các nhóm máu A, B, O, AB mà Rh- thì được gọi là âm tính A-, B-, O-, AB-.

Theo thống kê nhóm máu ở Việt Nam, nhóm kháng nguyên D Rh+ chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 99,96% còn nhóm máu Rh- chỉ chiếm khoảng 0.04%, tức là rất thấp. Tuy nhiên tỷ lệ này khác biệt rất nhiều ở các nước phương tây: Nhóm Rh+ chiếm khoảng 60% còn Rh- chiếm khoảng 40%. Do đó ở nước ta những người có Rh- thuộc nhóm máu hiếm.

Đặc điểm quan trọng nhất của kháng nguyên Rh này là chúng chỉ có thể nhận và cho người cùng nhóm máu, đặc biệt phụ nữ có thai mang nhóm máu Rh- thì con rất dễ tử vong.

Do không giống với nhóm máu ABO, các kháng thể chống lại kháng nguyên Rh (ở những người có nhóm máu Rh+) không được tìm thấy một cách tự nhiên trong máu. Chỉ khi người có nhóm máu Rh- được truyền vào cơ thể máu có Rh+. Khi đó, cơ thể của họ sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên Rh. Ở lần truyền máu tiếp theo, nếu vẫn tiếp tục được truyền máu có Rh+ thì kháng thể chống lại Rh được tạo ra từ lần truyền máu trước đó sẽ gây ra phản ứng ngưng kết hồng cầu dẫn đến shock truyền máu. Những lần truyền máu Rh+ càng về sau càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng do tai biến truyền máu.

Do đó:

  • Người có nhóm máu Rh+ chỉ có thể cho người cũng có nhóm máu Rh+ và nhận người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh- (liên quan cha mẹ).
  • Người có nhóm máu Rh- có thể cho người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh- nhưng chỉ nhận của người có nhóm máu Rh-.
vicare.vn-xet-nghiem-nhom-mau-rh-de-lam-gi-body-1

Xét nghiệm nhóm máu Rh để làm gì?

Xét nghiệm nhóm máu rh là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất đối với các mẹ bầu. Phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm nhóm máu rh bởi vì điều này rất quan trọng. Thai phụ sẽ được chăm sóc đặc biệt nếu bản thân âm tính với Rh (Rh-) trong khi người chồng dương tính với Rh (Rh+).

Có 4 trường hợp thường thấy về Rh như sau:

  • Người mẹ (Rh+), người bố (Rh+), con (Rh+): bình thường.
  • Người mẹ (Rh-), người bố (Rh-), con (Rh-): bình thường.
  • Người mẹ (Rh+), người bố (Rh-), con (Rh+ hoặc Rh-): bình thường.
  • Người mẹ (Rh-), người bố (Rh+), con (Rh+ hoặc Rh-): cần tiêm miễn dịch globulin.

Trong trường hợp máu của người mẹ (Rh-), máu của người bố Rh(+) và máu thai nhi giống bố cũng là Rh(+) thì việc sinh đẻ lần thứ nhất không có tai nạn gì. Nhưng trong quá trình sinh con, nhất là khi nhau thai bong ra khỏi tử cung, một số hồng huyết cầu Rh(+) của nhau có thể lọt vào mạch máu của mẹ, tạo ra những "chất kết dính" kháng D trong máu mẹ. Tuy vậy cũng chưa có điều gì rắc rối cho tới khi người mẹ mang thai lần thứ 2 và thai nhi lại có máu Rh(+). Máu này truyền sang máu mẹ làm cho lượng "chất kết dính" kháng D tăng lên. Khi máu mẹ đi qua nhau thai vào cơ thể thai nhi, chất này dính vào những hồng huyết cầu làm biến chất và phá vỡ hàng loạt các hồng huyết cầu gây ra bệnh về máu trầm trọng, tác hại nguy hiểm đến gan và lách, kết quả là bé có thể bị mắc bệnh ngay từ trong bụng mẹ hoặc ngay khi vừa chào đời. Muốn cứu thai nhi thì phải thay máu cho thai khi thai còn trong bụng mẹ hoặc ngay khi mới chào đời.

vicare.vn-xet-nghiem-nhom-mau-rh-de-lam-gi-body-2

Hiện nay người ta thường áp dụng biện pháp tiêm phòng chất kháng D vào máu người mẹ trong vòng 72 giờ sau khi sinh lần thứ nhất để chất này kết dính và phá vỡ các hồng huyết cầu Rh(+) do thai nhi truyền qua máu mẹ, giữ cho máu người mẹ hoàn toàn là Rh(-). Việc tiêm phòng này cần phải thực hiện lại mỗi lần mang thai, sinh đẻ, sảy thai hoặc nạo thai.

Vấn đề Rh(+) hay Rh(-) của máu có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến thai nhi như vậy nên các bà mẹ cần phải chú ý. Nếu máu mình là Rh(-) và máu chồng là Rh(+) cần phải nói bác sĩ biết để theo dõi vấn đề này trong suốt quá trình mang thai và sinh con. Khi đứa con đầu tiên chào đời, bác sĩ phải thử máu cho bé. Nếu máu bé là Rh(+), người mẹ cần phải tiêm phòng để tránh gây ra những rắc rối sau nay cho đứa con tiếp theo.

Nếu thai phụ âm tính với Rh (Rh-), thai phụ có thể được tiêm một mũi miễn dịch globulin vào tuần thứ 28 của lần mang thai đầu tiên. Người mẹ sẽ được tiêm thêm một mũi sau khi sinh xong nếu bé mang Rh-. Mũi tiêm sẽ ngăn cản những trục trặc về sức khỏe của bé khi Rh của mẹ và bé không tương hợp.

Như vậy, qua những thông tin được chia sẻ ở trên hẳn mỗi độc giả của HoiBenh đã hiểu được xét nghiệm nhóm máu Rh để làm gì. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu hơn về nhóm máu Rh cũng như cách xử trí khi nhóm máu Rh không tương hợp.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm nhóm máu
  • 6 nhóm bệnh được phát hiện sớm nhờ xét nghiệm máu gót chân cho trẻ sơ sinh
  • Kết quả xét nghiệm máu Rh+ có nghĩa là gì?