Xét nghiệm nhóm máu để làm gì?
Hiện nay có rất nhiều trường hợp cần làm xét nghiệm nhóm máu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết xét nghiệm nhóm máu để làm gì cũng như quy trình xét nghiệm nhóm máu. Để hiểu hơn về những vấn đề này, mời bạn đọc cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Xét nghiệm nhóm máu để làm gì?
1. Xét nghiệm nhóm máu là gì?
Với các nhóm máu, kháng nguyên hệ ABO và yếu tố Rh có thể được tìm thấy trong máu của người hiến máu và của người có khả năng nhận máu. Xét nghiệm này cũng dùng để xác định nhóm máu của thai phụ và trẻ sơ sinh.
Hệ thống nhóm máu ABO
Máu người được nhóm lại theo sự hiện diện hoặc không có kháng nguyên A và B. Trên màng hồng cầu (RBCs) nhóm A có chứa kháng nguyên A, trên màng hồng cầu nhóm B có chứa kháng nguyên B, nhóm máu AB trên bề mặt hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, còn nhóm máu O trên bề mặt hồng cầu không có cả kháng nguyên A lẫn B. Thông thường huyết thanh của một người không chứa kháng thể để phù hợp với các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Nghĩa là người có kháng nguyên nhóm A (nhóm máu A) sẽ không chứa kháng thể anti-A. Tuy nhiên, họ sẽ có kháng thể anti-B. Điều ngược lại đối với người có kháng nguyên B. Nhóm máu O sẽ có cả hai kháng thể anti-A và anti-B. Những kháng thể chống lại nhóm kháng nguyên A và B được hình thành trong 3 tháng đầu tiên khi mới sinh ra sau khi tiếp xúc với các kháng nguyên tương tự trên bề mặt hồng cầu ở các vi khuẩn trong ruột.
Truyền máu tức là cấy ghép mô (ở đây là máu) từ người này sang người khác. Điều quan trọng là người nhận không có kháng thể kháng hồng cầu của người cho. Nếu điều này xảy ra có thể dẫn đến một phản ứng quá mẫn, có thể dẫn đến sốt nhẹ hay mẫn cảm với sự tán huyết nội mạch nghiêm trọng. Nếu kháng thể ABO của người cho chống lại kháng nguyên nhận, điều này rất hiếm xảy ra.
Người có nhóm máu O được coi là người có thể cho tất cả những nhóm máu còn lại (còn được gọi là nhóm cho phổ thông) bởi vì không có kháng nguyên trên hồng cầu của họ. Những người có nhóm máu AB được coi là nhóm máu có thể nhận tất cả (nhóm nhận phổ thông) bởi vì không có kháng thể phản ứng với máu truyền. Nhóm máu O thường được truyền trong các tình huống khẩn cấp, trong trường hợp mất máu nhanh và đe dọa đến tính mạng, và cần truyền máu ngay lập tức. Các trường hợp phản ứng truyền máu là ít nhất khi sử dụng nhóm máu O. Phụ nữ sinh con nên nhận nhóm máu O âm, và những người đàn ông thường nhận được nhóm máu O dương khi truyền máu khẩn cấp trước khi phản ứng chéo được thực hiện.
Nhóm máu ABO không được yêu cầu cho việc tự truyền máu (máu cho của một bệnh nhân vài tuần trước khi thực hiện một cuộc truyền máu lớn hoặc truyền máu sau phẫu thuật). Tuy nhiên trong hầu hết các bệnh viện, xét nghiệm nhóm máu ABO được thực hiện cho những bệnh nhân cần máu trong kho để tiếp tục truyền khi cần.
Yếu tố Rh
Sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên Rh trên bề mặt hồng cầu quyết định việc phân loại nhóm máu Rh là âm hay dương. Sau tương thích ABO, Rh là kháng nguyên quan trọng nhất tiếp theo ảnh hưởng đến sự thành công của một ca truyền máu. Một yếu tố quan trọng của Rh là Rho(D). Đồng thời còn một vài yếu tố Rh ít quan trọng hơn. Nếu không có Rho(D), các kháng nguyên Rh ít quan trọng hơn được thử nghiệm. Nếu âm tính, bệnh nhân được coi là Rh âm (Rh – ).
Hệ thống nhóm máu khác
Có 9 mã gen khác nhau khi phân tích các mẫu máu. Hầu hết chúng ít quan trọng và không ảnh hưởng đáng kể khi kiểm tra lâm sàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lâm sàng, những kháng nguyên máu ít quan trọng và kháng nguyên máu nhận được có thể trở nên quan trọng. Điều này có thể xảy ra thường xuyên khi truyền máu hoặc ở những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu hoặc lymphoma. Phân tích Multiplex PCR microarray có thể nhận dạng của nhiều biến thể liên quan đến các hệ thống nhóm máu và là đặc biệt hữu ích trong việc theo dõi bệnh nhân.
2. Xét nghiệm nhóm máu để làm gì?
Xét nghiệm nhóm máu được dùng để xác định nhóm máu của bệnh nhân trước khi cho hay nhận máu và để xác định nhóm máu của người muốn sinh con để đánh giá nguy cơ không tương thích Rh giữa mẹ và con.
Những tình huống cần được truyền máu bao gồm:
- Thiếu máu nặng và các rối loạn gây thiếu máu như bệnh hồng cầu hình liềm và thalassemia (bệnh tán huyết bẩm sinh);
- Chảy máu trong hoặc sau phẫu thuật;
- Chấn thương;
- Mất máu nặng;
- Ung thư hay tác động của hóa trị liệu;
- Bệnh lý huyết học như hemophilia (một dạng rối loạn đông máu).
Xét nghiệm nhóm máu cũng có thể được thực hiện khi một người trở thành ứng viên hiến tạng, mô, hay tủy xương, hay trên những người mong muốn hiến tạng. Xét nghiệm lúc này là một trong nhiều xét nghiệm được thực hiện để đánh giá độ tương thích giữa người hiến và người nhận.
Đôi khi xét nghiệm nhóm máu được thực hiện như một phần của quá trình xác định huyết thống.
3. Quy trình xét nghiệm nhóm màu được thực hiện như thế nào?
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
- Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
- Tiêm kim vào tĩnh mạ Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
- Gắn một cái ống để máu chảy ra;
- Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
- Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
- Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiê
Bác sĩ hoặc y tá sẽ:
- Thu thập mẫu máu trong một ống nắp đỏ (màu ống có thể khác nhau giữa các phòng thí nghiệm);
- Tránh tán huyết;
- Dán nhãn cho ống máu thích hợp trước khi đưa vào phòng thí nghiệm.
4. Nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm nhóm máu?
Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào nhưng một số người sẽ thấy đau nhẹ khi kim đã nằm trong tĩnh mạch, còn khi bắt đầu hút máu thì đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của y tá, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.
Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Xem thêm:
- Truyền nhầm nhóm máu nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh?
- Giá thăm khám tại bệnh viện truyền máu Huyết học TPHCM có đắt không
- Vì sao có nhiều nhóm máu?