Xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân ở đâu?
Vụ cháy nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông đã để lại hậu quả nặng nề về mặt môi trường cho cư dân cũng như những người tham gia ứng cứu tại hiện trường. Trong đó, những ảnh hưởng của thủy ngân hàm lượng cao gây nên làn sóng hoang mang cho người dân khu vực. Không ít người lo lắng nên đi xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân ở đâu?
Xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân ở đâu?
Thủy ngân lỏng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe bản thân và gia đình.
Dấu hiệu bạn cần đi xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân
Những hậu quả về mặt kinh tế sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông là không nhỏ nhưng bên cạnh đó vấn đề nhiễm độc thủy ngân lại đang là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và những người có mặt tại thời điểm vụ cháy. Bạn có đang lo lắng mình bị nhiễm độc thủy ngân? Bạn không biết xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân ở đâu?
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, chiều 30/8 đã có 12 người đến Bệnh viện Bạch Mai khám do đau đầu, chóng mặt, tức ngực, buồn nôn, bác sĩ chỉ định kiểm tra mức thủy ngân trong máu. Trong số này có 10 phóng viên tác nghiệp và 2 người dân tham gia cứu hỏa ở kho bóng đèn công ty Rạng Đông tối 28/8.
Theo bác sĩ Nguyên, những bệnh nhân này đã hít phải khói đám cháy gây kích ứng đường hô hấp. Khói hỏa hoạn ở Rạng Đông ngoài khí CO, có thể còn có hơi thủy ngân, lưu huỳnh trong bóng đèn bị cháy. Thủy ngân trong môi trường nóng, nhiệt độ cao sẽ bốc hơi hòa vào không khí nên nguy cơ ngộ độc cao hơn bình thường.
"Người trực tiếp tham gia vào công tác chữa cháy như lính cứu hỏa, hoặc người dân có biểu hiện bất thường cay mắt, cay mũi, ho, tức ngực, khó thở, đau đầu, cần đi kiểm tra sức khỏe", bác sĩ Nguyên nói.
Bác sĩ khuyên người ở khoảng cách xa đám cháy, không hít hơi nóng nên nguy cơ thấp, không nhất thiết đến viện kiểm tra. Nguy cơ ngộ độc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ khói, thời gian tiếp xúc, không gian rộng hẹp, tuổi tác..
Cũng theo bác sĩ Nguyên, triệu chứng ngộ độc do hít phải khói độc, nhất là khi có thủy ngân, thường xuất hiện sau vài giờ. Dấu hiệu ngộ độc cấp tính là đau bụng, choáng váng, tê chân tay, yếu, sốt, suy thận, tiểu ít dần. Sơ cứu tại chỗ bằng cách nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi môi trường gây ngộ độc, cởi bỏ quần áo nếu trên da có dính thủy ngân, rửa bằng nước sạch, rửa mắt nếu có tiếp xúc vào mắt... Sau đó đưa nạn nhân đến bệnh viện kiểm tra thận, phổi, gan, máu, đường hô hấp.
Xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân ở đâu?
Khi bạn xuất hiện những dấu hiệu trên thì xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân ở đâu là điều bạn cần quan tâm ngay lập tức.
Sáng 6.9, Sở Y tế Hà Nội và Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân phối hợp với 2 trạm y tế phường Hạ Đình và phường Thanh Xuân Trung tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho người dân sinh sống trong khu vực xảy ra vụ cháy. Trước mắt, Sở Y tế Hà Nội cử các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đến khám, tư vấn sức khoẻ cho người dân tại 2 trạm y tế trên. Sau đó sẽ có thêm các điểm khám và huy động các bác sĩ giỏi của các bệnh viện của Hà Nội tham gia khám cho người dân.
Bên cạnh đó, người dân có thể đến Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, để lấy máu và nước tiểu để xét nghiệm thủy ngân. Mẫu máu của bệnh nhân được gửi đến Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, kiểm tra. Bệnh viện cũng sẽ thực hiện một số xét nghiệm khác như công thức máu, urea, creatinin, men gan, bilirubin, điện tim, chụp X-quang phổi và khí máu động mạch, methemoglobin (metHb), carboxyhemoglobin (HbCO)... cho các bệnh nhân.
Tại sao cần đi xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân?
Con người hít phải khí độc bay hơi từ thủy ngân ban đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như run rẩy tay chân, mất ngủ, cơ bắp mệt mỏi, nhức đầu...
Khi vào đến máu, thủy ngân nguyên tố sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa và cả hệ miễn dịch gây ra tình trạng ngộ độc, khó thở, ho, nôn...
Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), hơi thủy ngân sẽ tác động tới hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, khiến cho các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người như: phổi, thận, da, mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, những khí độc hại này sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, hủy hoại nhiễm sắc thể, gây ra các đột biến về hệ thần kinh của bào thai và trẻ em bao gồm: điếc, mất trí nhớ, thay đổi nhân cách, thiếu máu...
Trong khi đó, người bị nhiễm độc thủy ngân cấp tính sẽ bị viêm thận, đạm huyết tăng, có nguy cơ nhiễm axit, giảm clo huyết dẫn tới loét miệng, nôn ra máu, bỏng đường tiêu hóa, thở khó, co giật cơ, mê sảng, chuột rút, nếu không được xử lý, cấp cứu kịp thời sẽ thiệt mạng nhanh chóng chỉ trong khoảng từ 24 đến 36 giờ.
Cũng theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), tiếp xúc với thủy ngân trong thời gian dài sẽ có khả năng gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như: gây bỏng trực tiếp niêm mạc, mất máu, mất nước, chảy máu chân răng, cản trở hoạt động của các enzyme, các tế bào và làm tổn thương vĩnh viễn các cơ quan nội tạng rồi thiệt mạng sau đó.
Thậm chí, một số người nhiễm độc quá nặng sẽ bị xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột, giảm chức năng vận động, rối loạn thị giác và nguy cơ dẫn tới tình trạng biến đổi gene hay ung thư đặc biệt nguy hiểm.
Bởi vậy, hiểu rõ tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe con người để có biện pháp phòng tránh là việc làm cần thiết và đặc biệt quan trọng.
Xem thêm:
- Vụ cháy nhà máy Rạng Đông: Thủy ngân lỏng có độc không?
- Từ vụ cháy nhà máy Rạng Đông tìm hiểu thông tin thủy ngân có những dạng nào? Tác hại ra sao?
- Thủy ngân dạng nào độc nhất?