Xét nghiệm Hematocrit là gì?

Nếu như không phải là một người có chuyên môn, chắc hẳn ai nghe qua xét nghiệm Hematocrit cũng đều cảm thấy lạ lẫm. Thế nhưng, chỉ số Hematocrit lại là một trong những chỉ số quan trọng khi xét nghiệm máu. Vậy xét nghiệm Hematocrit là gì? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu ngay dưới bài viết này.

Xét nghiệm Hematocrit là gì? Xét nghiệm Hematocrit là gì?

Nếu như không phải là một người có chuyên môn, chắc hẳn ai nghe qua xét nghiệm Hematocrit cũng đều cảm thấy lạ lẫm. Thế nhưng, chỉ số Hematocrit lại là một trong những chỉ số quan trọng khi xét nghiệm máu. Vậy xét nghiệm Hematocrit là gì? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu ngay dưới bài viết này.

1. Tìm hiểu về Hematocrit

Hematocrit là gì?

Hematocrit (viết tắt là HCT) là một thuật ngữ mang ý nghĩa là dung tích hồng cầu: thể hiện tỷ lệ tương quan giữa thể tích các tế bào hồng cầu và thể tích toàn phần của tế bào máu.

Ở tình trạng khỏe mạnh bình thường, chuẩn của chỉ số HCT sẽ phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi của người được xét nghiệm, cụ thể:

  • Đối với trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi, chỉ số HCT thường nằm trong khoảng 35% đến 39%.
  • Đối với trường hợp người trưởng thành: ở nữ giới, chỉ số này thường ở mức 37% đến 47% còn ở nam giới, chỉ số HCT thường thuộc khoảng 40% đến 51%.

Công thức của chỉ số HCT:

HCT = [Thể tích hồng cầu / Thể tích máu toàn phần ] x 100%

vicare.vn-xet-nghiem-hematocrit-la-gi-body-1

Điều gì làm chỉ số HCT thay đổi?

Tất nhiên, cũng như nhiều chỉ số khác, chỉ số HCT không phải luôn nằm ở ngưỡng ổn định. Khi tăng quá cao hoặc hạ quá thấp, điều này cho thấy cơ thể bệnh nhân đang gặp bất lợi về sức khỏe. Vậy cụ thể hơn, điều gì đã gây ra sự thay đổi bất thường của chỉ số HCT?

Trong trường hợp chỉ số HCT tăng cao, điều này có thể liên quan đến các vấn đề như chứng tăng hồng cầu, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, rối loạn dị ứng, bị xơ hóa phổi, bệnh tim mạch, bệnh mạch vành... hay lưu lượng máu giảm do hút thuốc lá, cơ thể mất nước, đối tượng sống trên núi cao... Nếu như tăng trên 55%, bệnh nhân có khả năng cao sẽ bị tai biến mạch máu não, đột quỵ...

Trái lại, trong trường hợp chỉ số HCT hạ thấp hơn so với mức thông thường, điều này thường do cơ thể bị mất máu/thiếu máu bẩm sinh (hội chứng Thalassemia) hay mắc bệnh bạch cầu, bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt nhiều nguyên liệu tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B6, vitamin B12... Bệnh nhân đang bị xuất huyết cấp nếu chỉ số HCT thấp hơn 20% (đối với người trưởng thành) và thấp hơn 30% (đối với người cao tuổi.

Chỉ số HCT mang ý nghĩa gì trong y học?

Trong xét nghiệm huyết học nói riêng hay các xét nghiệm y học nói chung, đây là một trong những chỉ số có nhiều vai trò trong chẩn đoán tình trạng sức khỏe.

Chỉ số Hematocrit có thể được dùng để tính toán một số công thức máu và từ đó cung cấp cho bệnh nhân các thông tin liên quan đến sức khỏe, đồng thời hỗ trợ bác sỹ dễ dàng xác định nguyên nhân gây bệnh hơn.

Đặc biệt, chỉ số HCT còn nắm vai trò quan trọng khi đánh giá hay theo dõi tình trạng mất máu khẩn cấp, đồng thời hỗ trợ theo dõi tiến độ điều trị của các bệnh nhân có bệnh liên quan đến hồng cầu.

2. Xét nghiệm Hematocrit là gì?

Sau khi tìm hiểu rõ hơn về chỉ số Hematocrit, tiếp theo, bài viết sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về xét nghiệm Hematocrit là gì?

Xét nghiệm Hematocrit là một loại xét nghiệm máu quan trọng và có cách thức tiến hành tương đối đơn giản, nhanh chóng. Để đo chỉ số HCT này, bác sỹ sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch, chỉ hơi nhói chứ không đau nhức như tiêm.

Thông thường, xét nghiệm chỉ số HCT sẽ được thực hiện dựa trên 1 trong 2 phương pháp sau:

Phương pháp thủ công

Đây là phương pháp đưa máu xét nghiệm đã chống đông vào trong ống HCT có vạch sẵn từ 0 đến 100. Sau đó, người ta mang ống đi ly tâm. Khi đó, máu sẽ được tách thành 2 phần: 1 phần lỏng, màu vàng được gọi là huyết tương, nổi lên trên; còn phần đặc chìm xuống dưới là tế bào máu và lớp đỏ dày cuối cùng tập trung các tế bào hồng cầu. Từ các thành phần này, người ta có thể dễ dàng đọc được kết quả của HCT.

vicare.vn-xet-nghiem-hematocrit-la-gi-body-2

Dùng máy phân tích huyết học tự động

Khi y học ngày càng tiến bộ và hiện đại, các xét nghiệm máu cũng trở nên tân tiến hơn nhờ sự ra đời của các loại máy móc, giúp giảm đáng kể gánh nặng cho kỹ thuật viên xét nghiệm và đồng thời tăng độ chính xác khi tính toán.

Đối với xét nghiệm HCT, ngoài phương pháp thủ công đã đề cập phía trên, người ta cũng có thể sử dụng máy phân tích huyết học tự động. Thiết bị này có khả năng đếm ra số lượng hồng cầu cụ thể có trong máu, từ đó tính toán được chỉ số Hematocrit cần tìm một cách chính xác bởi không còn khoảng trống giữa các tế bào hồng cầu như phương pháp ly tâm.

3. Một số công thức khác liên quan đến chỉ số Hematocrit

Sau khi tìm hiểu xét nghiệm Hematocrit là gì, có lẽ bạn đọc cũng muốn biết thêm chỉ số này được ứng dụng như thế nào để đưa ra công thức máu cho người bệnh.

Như đã đề cập phía trên, chỉ số HCT được dùng để tính toán các công thức khác như:

Thể tích trung bình của hồng cầu

Chỉ số MCV = chỉ số HCT / số lượng hồng cầu (RBC).

Mức trung bình của chỉ số này thường nằm từ 80fl đến 105fl

Khi chỉ số này tăng cao trên 105fl, bạn đang bị thiếu máu hồng cầu đại. Ngược lại, nếu chỉ số này thấp hơn 80fl, bạn đang bị thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Nồng độ Hemoglobin trung bình hồng cầu

MCHC la chỉ số thứ 2 được tính toán dựa trên chỉ số HCT:

MCHC = nồng độ Hemoglobin trong máu (HGB)/ chỉ số HCT.

Khi MCHC này ở trong khoảng 33.04 – 35g/dl ở nữ giới và 32.99 – 34.7g/dl đối với nam giới, bạn có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu đẳng sắc. Nếu MCHC này thấp hơn 32g/dl, bạn đang bị bệnh thiếu máu nhược sắc (máu kém đỏ).

Bài viết đã cung cấp một cách đầy đủ và cụ thể xét nghiệm Hematocrit là gì cũng như các thông tin liên quan đến nó. Bạn hãy chú ý kết quả xét nghiệm máu của mình để có những dự đoán về tình trạng sức khỏe trước khi gặp bác sỹ.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm công thức máu và ý nghĩa của từng chỉ số
  • Chỉ số xét nghiệm ca 125 là gì?
  • Chỉ số RBC là gì? Kết quả RBC cho biết điều gì?