Xét nghiệm HBsAg âm tính có nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ không?
HbsAg là chữ viết tắt của cụm từ Hepatitis B surface antigen – kháng nguyên bề mặt của virus siêu vi B. Vậy xét nghiệm HbsAg là gì và có ý nghĩa như thế nào trong phát hiện bệnh viêm gan B? Xét nghiệm HbsAg là một loại xét nghiệm cho phép chẩn đoán bệnh nhân có nhiễm virus viêm gan B HBV hay không
Xét nghiệm HBsAg âm tính có nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ không?
Tiêm chủng vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ nhằm mục đích phòng chống lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con. Đây là chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là chỉ đạo của Bộ Y tế, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia trong phòng chống bệnh viêm gan B.
Tìm hiểu về xét nghiệm HbsAg
HbsAg là chữ viết tắt của cụm từ Hepatitis B surface antigen – kháng nguyên bề mặt của virut siêu vi B. Vậy xét nghiệm HbsAg là gì và có ý nghĩa như thế nào trong phát hiện bệnh viêm gan B?
Xét nghiệm HbsAg là một loại xét nghiệm cho phép chẩn đoán bệnh nhân có nhiễm virut viêm gan B HBV hay không. Nếu HbsAg dương tính (HbsAg+), người bệnh có HbsAg trong máu đồng nghĩa với có virut HBV trong máu. Ngược lại, HbsAg âm tính(HbsAg-), người bệnh không có virut HBV trong máu. Thông thường, HbsAg xuất hiện trong máu sau khoảng 1 đến 8 tuần cơ thể có tiếp xúc với virut HBV. Tuy nhiên, chỉ xét nghiệm HbsAg chưa thể kết luận người bệnh mắc viêm gan B. Có một số trường hợp HbsAg âm tính giả, có thể do lỗi kỹ thuật, do độ nhạy thấp của dụng cụ test nên không nhận biết được HbsAg ở nồng độ thấp. Cũng có trường hợp HbsAg dương tính giả, tức là bệnh nhân không mắc viêm gan B nhưng xét nghiệm lại cho kết quả âm tính. Do đó, cần xét nghiệm kết hợp với những test có độ nhạy cao để có thể đưa ra kết luận chính xác.
Với thắc mắc của độc giả, mẹ xét nghiệm HBsAg âm tính có nên tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ không?
Bác sĩ Hà Văn Chấn giải đáp thắc mắc như sau: "Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo cách an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm virut viêm gan B và phòng ung thư gan là tiêm phòng vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh, tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là thời gian vàng để phòng bệnh.
Vậy xét nghiệm HbsAg âm tính nghĩa là không nhiễm virut viêm gan B, vẫn cần tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sau 24 giờ sau sinh".
Tại sao phải tiêm vắc-xin trong 24 giờ sau sinh?
Tiêm chủng vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ nhằm mục đích phòng chống lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con. Đây là chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là chỉ đạo của Bộ Y tế, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia trong phòng chống bệnh viêm gan B. Thống kê của WHO năm 2006, trong 193 quốc gia có 163 (84%) nước triển khai tiêm vắc-xin viêm gan B trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trong đó 81 (42%) quốc gia thực hiện tiêm cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh, kể cả các nước đã phát triển như Mỹ, Canada... Việc tiêm vắc-xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.
Khác với vắc-xin phòng lao, bại liệt và vắc-xin viêm gan B mũi 2, 3, 4 là để phòng phơi nhiễm trong tương lai; tiêm vắc-xin viêm gan B mũi 1 càng sớm càng tốt nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với virut ngay khi sinh, đây là một cuộc đua giữa sự nhân lên của virut và vắc-xin tạo ra kháng thể kịp thời bắt lấy virut đang có trong cơ thể, do đó nhiều nước đã tiêm ngay trong vòng 12 giờ. Cơ chế này giống như tiêm vắc-xin phòng bệnh dại là tiêm ngay khi nghi bị chó, mèo dại cắn, nhưng có lẽ bệnh dại có thể thấy nguy cơ tử vong ngay; còn viêm gan B ở sơ sinh có đến 90% không có biểu hiện lâm sàng, sau hàng chục năm mới có biểu hiện xơ gan, ung thư gan và tử vong.