Xét nghiệm công thức máu là gì?

Xét nghiệm công thức máu là một xét nghiệm thường gặp khi đi khám bệnh, xét nghiệm công thức máu giúp cho bác sĩ chuẩn đoán, theo dõi bệnh và kiểm tra

Xét nghiệm công thức máu là gì? Xét nghiệm công thức máu là gì?

Xét nghiệm công thức máu là một xét nghiệm thường gặp khi đi khám bệnh, xét nghiệm công thức máu giúp cho bác sĩ chuẩn đoán, theo dõi bệnh và kiểm tra tác dụng phụ của thuốc. Vậy xét nghiệm công thức máu là gì? và người bệnh có thể biết gì qua các xét nghiệm công thức máu?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoiBenh

1. Xét nghiệm công thức máu là gì?

Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm nhằm xác định số lượng các tế bào trong máu và các thành phần liên quan của máu ngoại vi. Xét nghiệm công thức máu giúp chuẩn đoán, theo dõi diễn biến của một số bệnh liên quan tới máu hoặc là để kiểm tra tác dụng phụ của một số thuốc gây ức chế tủy xương.

2. Có thể biết được gì qua các xét nghiệm công thức máu?

Người bệnh khi đi xét nghiệm công thức máu sẽ biết được những chỉ số sau:

Số lượng tế bào máu: gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Các tế bào này có chức năng khác nhau: hồng cầu có chứa chất dinh dưỡng và ôxy để nuôi dưỡng tế bào, bạch cầu giúp phòng tránh tác nhân gây nhiễm trùng, tiểu cầu tham gia làm đông máu.

Huyết sắc tố là một loại protein nằm bên trong hồng cầu, có nhiệm vụ đưa ôxy tới các mô.

Ngoài ra Hematocrit trong máu giúp phản ánh tình trạng thiếu máu hoặc là cô đặc máu của người bệnh.

3. Các chỉ số trong xét nghiệm công thức máu là gì?

Bạch cầu

Công thức máu cho ta biết số lượng tổng thể bạch cầu trong một đơn vị máu là bao nhiêu, cũng như tỷ lệ của mỗi loại bạch cầu trong máu. Ở người bình thường, giới hạn bạch cầu là 5.000 – 10.000/1ml máu.

Số lượng bạch cầu chủ yếu tăng do các bệnh nhiễm trùng và bệnh ung thư máu...

Bạch cầu có thể hạ thấp do bị nhiễm virus, người mắc những bệnh lý liên quan tới giảm sản tủy, hoặc người có tiếp xúc với các hóa chất gây ra ung thư, các tia xạ và các thuốc điều trị ung thư.

Hồng cầu

Thông thường, chỉ số hồng cầu, huyết sắc tố ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới. Sự giảm sút của số lượng hồng cầu và huyết sắc tố giúp phản ánh tình trạng thiếu máu của toàn bộ cơ thể.

Nếu như lượng sắt trong khẩu phần ăn thấp, hoặc người bệnh bị chảy máu cam mãn tính thì chỉ số huyết sắc tố sẽ giảm mạnh, khi đó người bệnh cần được điều trị ngay.

Ngoài ra, hồng cầu giảm còn có thể là do người bệnh mắc các bệnh di truyền về hồng cầu như hồng cầu lưỡi liềm.

Tiểu cầu

Tiểu cầu là một trong những tế bào rất đặc biệt trong máu, chức năng chính là khởi động quá trình hình thành các khối máu đông.

- Tiểu cầu giảm khi ung thư đã di căn tới tủy xương hoặc khi người bệnh sử dụng một số thuốc gây ra ức chế sản xuất tiểu cầu ở tủy xương. Ngoài ra, ở những bệnh nhân đột nhiên bị mất rất nhiều máu tiểu cầu cũng có thể giảm đáng kể. Tiểu cầu giảm quá thấp có thể sẽ khiến bệnh nhân bị xuất huyết.

- Tiểu cầu có thể tăng khi người bệnh mắc một số bệnh mãn tính, bệnh về tủy xương.

Công thức máu có thể phản ánh tình trạng hiện tại của máu nhưng kết quả xét nghiệm bất thường không phải bao giờ cũng là dấu hiệu để chuẩn đoán của một bệnh. Bởi vì những thay đổi của công thức máu rất có thể là kết quả của một số bệnh hoặc là tình trạng bệnh lý, cũng như có sự tác động của các yếu tố môi trường khác.

Thông qua các thành phần của máu chúng ta có thể đoán được tình trạng sức khỏe

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến xét nghiệm công thức máu. Tuy nhiên khi đi khám người bệnh nên hỏi bác sĩ một cách cụ thể về các chỉ số trong máu của mình sau khi xét nghiệm để tránh sự tự suy đoán rồi gây hoang mang cho bản thân.

>>> Xem thêm: Xét nghiệm công thức máu và ý nghĩa của từng chỉ số