Xẹp đĩa đệm nguy hiểm không?

Xẹp đĩa đệm có dấu hiệu chủ yếu là đau, gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến công việc. Nhiều người lo lắng rằng xẹp đĩa đệm có nguy hiểm không? Thì câu trả là là bệnh có thể khỏi nếu điều trị đúng, nghỉ ngơi, lao động hợp lý, nếu điều trị không tốt, bệnh có thể tiến triển dẫn đến thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng tới sức lao động, cuộc sống sau này.

Xẹp đĩa đệm nguy hiểm không? Xẹp đĩa đệm nguy hiểm không?

Xẹp đĩa đệm có dấu hiệu chủ yếu là đau, gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến công việc. Nhiều người lo lắng rằng xẹp đĩa đệm có nguy hiểm không? Thì câu trả là là bệnh có thể khỏi nếu điều trị đúng, nghỉ ngơi, lao động hợp lý, nếu điều trị không tốt, bệnh có thể tiến triển dẫn đến thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng tới sức lao động, cuộc sống sau này.

Xẹp đĩa đệm là bệnh gì?

Xẹp đĩa đệm cột sống là hiện tượng mất nước ở đĩa đệm, lâu ngày sẽ khiến cho đĩa đệm mất đi độ mềm. Từ đó, đĩa đệm sẽ bị xẹp xuống và gây ra những cơn đau âm ỉ ở vùng thắt lưng. Điều này đã khiến cho các cử động của con người đều bị hạn chế, không còn được linh hoạt như bình thường. Nếu kéo dài tình trạng xẹp đĩa đệm sẽ nhanh chóng khiến cho các khớp xương bị cứng và gây ra những biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Xẹp đĩa đệm có dấu hiệu chủ yếu là đau, gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến công việc, đó là nguyên nhân khiến người bệnh đi khám và phát hiện bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những vấn đề liên quan đến cột sống và xẹp đĩa đệm, nguyên nhân xẹp đĩa đệm thường là do công việc phải ngồi quá lâu, ngồi không đứng tư thế, do dùng cơ lưng thay vì cơ đùi khi mang vác vật nặng làm cho cột sống bị vặn xoắn quá mức, do cấu trúc đĩa đệm và cột sống bị yếu.... những nguyên nhân này có thể làm cho đĩa đệm dần mất nước, mất đi độ mềm mại và dễ bị xẹp.

vicare.vn-xep-dia-dem-nguy-hiem-khong-body-1

Xẹp đĩa đệm có nguy hiểm không?

Xẹp đĩa đệm gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu là đĩa đệm bắt đầu lỏng lẻo, các đốt xương sát lại với nhau như đang bị dồn lực vào nhưng đốt xương không bị thoái hóa. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm thì chỉ cần điều trị đơn giản là có thể hồi phục lại như bình thường.
  • Giai đoạn hai là đốt xương liền nhau, đĩa đệm co rút lại. Giai đoạn này dễ hình thành gai cột sống và các bệnh lý liên quan.
  • Giai đoạn cuối là đốt xương dính liền thành một khối. Giai đoạn này gây đau nhiều vùng trên cơ thể, không thể chữa dứt điểm được. Vậy nên phát hiện bệnh sớm rất quan trọng, đừng chủ quan để bệnh phát triển qua giai đoạn nặng.

Xẹp đĩa đệm tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách:

  • Đau lưng mãn tính: Người bị xẹp đĩa đệm phải chịu đựng những cơn đau khó chịu tại vùng lưng và thắt lưng, đôi khi đau lan ra cả phần hông, đùi và cẳng chân trong nhiều năm.
  • Cử động hạn chế: Việc cử động, xoay người, đi lại hay vận động đều trở nên khó khăn hơn, thao tác chậm lại do những cơn đau tác động, cột sống mất đi sự linh hoạt.
  • Biến dạng cột sống: Nếu xẹp cột sống không được điều trị sớm có thể gây biến dạng cột sống, vẹo cột sống, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, tỷ lệ thành công thấp.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh xẹp đĩa đệm không được điều trị sớm, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép các rễ thần kinh, dây thần kinh tọa gây cơn đau nhức khó chịu.
  • Bại liệt: Xẹp đĩa đệm có thể khiến người bệnh khó vận động, trong một số trường hợp nặng còn gây tê cứng xương khớp, bại liệt phải nằm một chỗ, mất khả năng lao động.

Phương pháp điều trị xẹp đĩa đệm

Với bệnh xẹp đĩa đệm cột sống, việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết. Điều trị xẹp đĩa đệm sớm không chỉ giúp người bệnh giảm cơn đau mà còn hạn chế được những biến chứng nguy hiểm mà bệnh xẹp đĩa đệm có thể gây ra.

Tùy theo tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh mà có thể cân nhắc tới các biện pháp điều trị bảo tồn hay là điều trị bằng phẫu thuật. Điều trị bảo tồn bao gồm các biện pháp như: nghỉ ngơi; vật lý trị liệu xoa bóp, tắm suối khoáng, đắp bùn; chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân, đắp dầu paraphin... Có thể dùng các biện pháp như tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Với những bệnh nhân mắc bệnh xẹp đĩa đệm cột sống ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc các loại thuốc giảm đau, kháng viêm như thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau acetaminophen, thuốc giãn cơ, thuốc hỗ trợ xương khớp bisphosphonate...

Đây là những loại thuốc được sử dụng trong một thời gian ngắn, có tác dụng giảm đau nhanh, ngăn chặn bệnh phát triển của bệnh. Tuy nhiên thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ. Chính vì thế, khi sử dụng các bạn phải hết sức lưu ý, không được quá lạm dụng thuốc.

  • Nhóm thuốc giảm đau acetaminophen.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
  • Nhóm thuốc giãn cơ, mạnh gây cốt
  • Nhóm thuốc hỗ trợ xương khớp bisphosphonate
  • Nhóm thuốc hoạt huyết, tăng tuần hoàn và lưu thông máu.

Khi sử dụng thuốc điều trị, một số trường hợp bệnh nhân sẽ khỏi cơn đau sau 3 tháng. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng người bệnh có thể khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần.

vicare.vn-xep-dia-dem-nguy-hiem-khong-body-2

Điều trị xẹp đĩa đệm bằng Y học cổ truyền

Bạn cũng có thể điều trị xẹp địa đệm bằng các phương pháp Y học cổ truyền như: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, tắm suối khoáng, đắp bùn, chiếu đèn hồng ngoại, điện xung, nhiệt xung... Bạn nên đi khám và điều trị ở những bệnh viện uy tín về Y học cổ truyền để có kết quả điều trị tốt nhất.

Điều trị bằng vật lý trị liệu, bài tập phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn thường được sử dụng trong những trường hợp bệnh chưa tiến triển nặng, còn khả năng phục hồi. Khi thực hiện vật lý trị liệu, bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện theo đợt. Kết thúc mỗi đợt, bệnh nhân sẽ được đánh giá lại tình trạng sức khỏe để có hướng điều trị tiếp theo đến khi hồi phục.

Có thể dùng các biện pháp như tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh. Ở một vài tuần đầu tiên, khi tổn thương thoát vị đĩa đệm còn mới chưa bị xơ hóa, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí bình thường. Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cũng có tác dụng tương tự, chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.

Gần đây, người ta bắt đầu sử dụng tia laser, sóng radio qua da để điều trị đau do thoát vị đĩa đệm. Phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu rất an toàn, tuy nhiên chỉ có hiệu quả khi chỉ định trong những trường hợp xẹp đĩa đệm nhẹ và không có những tổn thương khác kèm theo như: gai cột sống, xẹp trượt đốt sống hay giãn, đứt dây chằng.

Dùng nẹp lưng

Bệnh nhân cũng sẽ được sử dụng thêm nẹp lưng với mục đích nâng đỡ cho cơ thể. Qua đó có thể giúp hạn chế chấn thương bên trong và giúp giảm đau cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng nẹp lưng giống như bó bột sẽ giúp giảm đau khá hiệu quả.

Phẫu thuật điều trị xẹp đĩa đệm

Phẫu thuật là biện pháp điều trị xâm lấn thường được thực hiện trong những trường hợp bệnh tiến triển nặng. Bệnh nhân đã thực hiện vật lý trị liệu và các phương pháp phục hồi bảo tồn nhưng không mang lại kết quả.

Điều trị bằng phẫu thuật có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tuy nhiên cũng có tỉ lệ biến chứng nhất định. Do đó đây chỉ là giải pháp cuối cùng trong trường hợp các biện pháp khác không đem lại kết quả. Trước khi quyết định phẫu thuật xẹp đĩa đệm, bạn cần trao đổi ý kiến với bác sĩ để đánh giá những nguy cơ có thể xảy ra.

Điều chỉnh dáng ngồi để bệnh không tiến triển nặng

  • Tránh ngồi một cách gò ép và đó là cơ chế chung gây tổn thương đĩa đệm.
  • Không nên đứng quá lâu hay nằm sấp.
  • Nghỉ ngơi trong giai đoạn đau nhiều, sau đó vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục nhưng tuyệt đối không cúi người nâng vật nặng.
  • Tránh mang xách không cân đối làm lệch người hay lao động nặng.
  • Tập những bài tập đánh tay hay nhún người nhẹ nhàng để phòng thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.

Xem thêm:

  • Xẹp đĩa đệm là gì? Bị xẹp đĩa đệm phải làm sao?
  • Phương pháp chụp MRI chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
  • Thoát vị đĩa đệm khi mang thai lần đầu xử lý như thế nào?