Xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào?

Ung thư giờ đây đã trở thành một căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Hầu hết chúng ta đều biết đến hai phương pháp điều trị ung thư thường gặp nhất đó là hóa trị và xạ trị. Vậy hóa trị và xạ trị là gì? Chúng khác nhau như thế nào? HoiBenh sẽ giúp bạn hiểu đúng, cũng như phân biệt được khái niệm của hai phương pháp này.

Xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào? Xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào?

Ung thư giờ đây đã trở thành một căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Hầu hết chúng ta đều biết đến hai phương pháp điều trị ung thư thường gặp nhất đó là hóa trị và xạ trị. Vậy xạ trị và hóa trị là gì? Chúng khác nhau như thế nào? HoiBenh sẽ giúp bạn hiểu đúng, cũng như phân biệt được khái niệm của hai phương pháp này.

Xạ trị và hóa trị là gì?

Hóa trị: Là biện pháp điều trị tích cực bằng cách sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị được coi là phương pháp điều trị hệ thống, có ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể.

Tùy vào từng thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc phù hợp. Hóa trị có thể điều trị ngoại trú ở bệnh viện, phòng khám hoặc điều trị tại nhà dưới các hình thức:

  • Tiêm thuốc vào cơ, tĩnh mạch hoặc động mạch.
  • Uống
  • Tiêm vào cơ thể.

Xạ trị: Là phương pháp sử dụng các hạt hoặc sóng năng lượng cao như tia X, tia Gamma để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, nhược điểm của xạ trị là tia X không có khả năng phân biệt giữa các tế bào ung thư và khỏe mạnh, khiến ngay cả các tế bào bình thường khi tiếp xúc cũng bị tiêu diệt.

Có 3 hình thức điều trị ung thư bằng xạ trị:

  • Xạ trị ngoài: dùng máy hướng trực tiếp chùm bức xạ tới khối u.
  • Xạ trị trong: Tia xạ được đưa vào bên trong cơ thể bằng cách cấy phóng xạ vào trong hoặc tiếp giáp khối u.
  • Xạ trị hệ thống: Bệnh nhân sẽ được nuốt hoặc tiêm chất phóng xạ vào máu để điều hướng tới tế bào ung thư.
vicare.vn-xa-tri-va-hoa-tri-khac-nhau-nhu-the-nao-body-1

Phân biệt xạ trị và hóa trị

Phân biệt hóa trị và xạ trị dựa trên cơ chế và vị trí tác động

  • Hóa trị: là biện pháp truyền hóa chất vào trong cơ thể nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Tế bào ung thư là loại tế bào sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Chính vì vậy, hóa trị sử dụng các loại chất chỉ có tác dụng lên các tế bào sinh trưởng nhanh đó. Tuy nhiên, vì hóa chất được truyền lên khắp cơ thể nên cũng có thể tác động đến một số tế bào lành tính khác như nang lông, tóc....
  • Xạ trị: Là phương pháp sử dụng các tia xạ chiếu vào các tế bào ung thư. Vì thế, nó chỉ ảnh hưởng đến các vùng xung quanh đó và không ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan hay tế bào khỏe mạnh khác.

Phân biệt hóa trị và xạ trị dựa trên mục tiêu điều trị bệnh

Đối với hóa trị: tất cả các loại ung thư đều được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp này, nhất là những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối, khi tế bào ung thư đã di căn đến bộ phận khác trên cơ thể.

Hóa trị cũng có thể là phương pháp kế tiếp sau khi bệnh nhân phẫu thuật hoặc xạ trị trước đó để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Hoặc hóa trị có thể được áp dụng trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u, giúp các bác sĩ thuận lợi hơn trong quá trình phẫu thuật.

Còn đối với xạ trị: bác sĩ sẽ chỉ áp dụng phương pháp này khi khối u chưa di căn đến bộ phận khác trong cơ thể. Nó cũng có thể được kết hợp với phẫu thuật và hóa trị để tăng thêm hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, đối với những loại ung thư không có khối u như ung thư máu, bác sĩ sẽ không thể áp dụng phương pháp xạ trị mà bắt buộc phải dùng hóa trị để điều trị bệnh.

vicare.vn-xa-tri-va-hoa-tri-khac-nhau-nhu-the-nao-body-2

Những tác dụng phụ của hai phương pháp này lên người bệnh

Xạ trị và hóa trị đều khiến bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: khiến bệnh nhân dễ dàng mắc bệnh truyền nhiễm, đồng thời không có khả năng sinh ra kháng thể chống lại tế bào ung thư.
  • Thiếu máu: là nguyên nhân khiến bệnh nhân gặp tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, da xanh xao và đau nhức cơ thể. Nếu tình trạng thiếu máu nặng, khiến bệnh nhân không thể tiếp tục phác đồ điều trị thì phải tiến hành truyền thêm máu thì mới có thể điều trị được.
  • Buồn nôn, nôn: khi hệ tiêu hóa bị suy yếu, việc hấp thu dinh dưỡng cũng giảm theo. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị thiếu chất và suy giảm sức khỏe trầm trọng.
  • Chán ăn, mệt mỏi

Ngoài ra, với mỗi phương pháp điều trị, bệnh nhân cũng gặp phải những tác dụng phụ khác nữa, cụ thể:

Đối với hóa trị: Tùy vào cách thức và liều lượng hóa trị, bệnh nhân sẽ có những phản ứng khác nhau. Vì hóa trị có thể ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh nên nó có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, bầm tím.
  • Rụng tóc tạm thời.
  • Một số loại thuốc có thể khiến bệnh nhân bị hỏng các tế bào như tim, thận, bàng quang, phổi và hệ thống thần kinh.

Đối với xạ trị: Xạ trị có tác dụng phụ khác nhau ở từng bệnh nhân, trong đó phổ biến nhất là cảm giác mệt mỏi. Các tác dụng phụ cấp tính có thể gặp phải như đau rát da quanh vùng xạ. Tuy nhiên không phải ai cũng mắc phải những tác dụng phụ này. Bởi nó còn phụ thuộc vào tiền sử bệnh, cấu tạo gene và thói quen sinh hoạt.

Ngoài ra, bệnh nhân xạ trị còn gặp một số ảnh hưởng đến khu vực quanh vùng xạ. Ví dụ như: khi chiếu xạ vào vùng cổ sẽ gây ra khàn tiếng, thay đổi giọng nói; chiếu xạ vào vùng bụng có thể gây thủng dạ dày. Một số tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp như: nứt nẻ da, mẩn đỏ, viêm nhiễm da, lở loét, thậm chí có thể gây hoại tử ở vị trí đó.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn nắm được sự khác nhau giữa xạ trị và hóa trị, để từ đó lựa chọn giải pháp điều trị ung thư hữu hiệu nhất nhé.

Xem thêm:

  • Xạ trị là gì? Những điều cần biết về xạ trị
  • Xạ trị có rụng tóc không?
  • Hóa trị có thể phản tác dụng chống ung thư