Xạ trị mất bao lâu sẽ kết thúc?

Cùng với phẫu thuật và hóa trị, phương pháp xạ trị cũng thường xuyên được sử dụng để điều trị bệnh ung thư. Xạ trị thường được sử dụng khi tế bào đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển và xâm lấn, mục đích để làm thu nhỏ, làm biến mất khối u và các tế bào ung thư. Vậy thông thường xạ trị mất bao lâu để hoàn thành?

Xạ trị mất bao lâu sẽ kết thúc? Xạ trị mất bao lâu sẽ kết thúc?

1. Xạ trị và mục đích của xạ trị

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổ biến trên thế giới hiện nay. Xạ trị tận dụng bức xạ ion hóa và tia X năng lượng cao để phá vỡ các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh ung thư nhưng thường được sử dụng phổ biến khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn phát triển, lây lan và di căn.

Xạ trị hướng đến 3 mục tiêu chính:

  • Thứ nhất, chữa lành: Một số căn bệnh ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn chỉ bằng phương pháp xạ trị. Xạ trị cũng có thể kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình điều trị ung thư.
  • Thứ 2, ức chế: Xạ trị thường được sử dụng trước khi phẫu thuật để làm nhỏ lại các khối u và tế bào ung thư hoặc ngăn chặn không chúng phát triển thêm.
  • Thứ 3, giảm triệu chứng: Những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường được dùng phương pháp xạ trị để giảm triệu chứng do bệnh gây ra nhằm kéo dài sự sống.
vicare.vn-xa-tri-mat-bao-lau-body-1

2. Cách thức hoạt động của phương pháp xạ trị

Ung thư được hình thành khi các tế bào trong cơ thể bị phân tách ra và thay thế không thay thế theo theo một quá trình không đúng trật tự. Các tế bào có mối liên hệ với nhau thông qua ADN. Phá hủy ADN của các tế bào ung thư chính là đối tượng chính của phương pháp xạ trị. Bởi vì ADN là gen chứa thông tin cực kỳ quan trọng, giúp các tế bào ung thư liên hệ với nhau, phát triển và nhân rộng lên. Một khi ADN bị phá hủy, các tế bào ung thư sẽ tự có lại và không có khả năng sản sinh thêm tế bào mới, đồng thời khối u cũng co lại.

Trong quá trình xạ trị, các bác sĩ sẽ sử dụng những màng chắn đặc biệt có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi tế bào đều tránh được sự ảnh hưởng của bức xạ ion hóa và tia X. May mắn thay, các tế bào này vẫn có khả năng tự phục hồi khi mà quá trình xạ trị kết thúc.

Phương pháp xạ trị được chia ra thành 2 loại là ngoại xạ trị và nội xạ trị. Ngoại xạ trị là phương pháp xạ trị được tác động bên ngoài cơ thể của bệnh nhân, máy hướng tia bức xạ đến vị trí ung thư và mô xung quanh. Nội xạ trị tác động trực tiếp vào bên trong cơ thể thông qua các ống tuýp mỏng có chứa chất phóng xạ, được đặt gần với vị trí có ung thư.

vicare.vn-xa-tri-mat-bao-lau-body-2

Trong suốt quá trình xạ trị, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp các tác dụng phụ do phương pháp này gây nên: rụng tóc, buồn nôn và nôn, miệng và cuống họng khô và đau, gặp các vấn đề tiêu hóa, ăn không ngon, ngủ trằn trọc và không sâu giấc, da khô, ngứa, mệt mỏi,..

3. Xạ trị mất bao lâu?

Trước khi được xạ trị, bệnh nhân sẽ được chụp CT mô phỏng nhằm cung cấp hình ảnh 3 chiều của phần cơ thể mà bệnh nhân sẽ được điều trị khi tiến hành xạ trị. Hình ảnh CT mô phỏng có vai trò quan trọng trong việc giúp các bác sĩ lên kế hoạch xạ trị và theo dõi quá trình xạ trị cho bệnh nhân sau này.

Xạ trị mất bao lâu? Thời gian xạ trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sức khỏe, thể trạng của bệnh nhân, loại ung thư, mức độ phát triển của bệnh ung thư, hình ảnh chụp CT mô phỏng và một số yếu tố khác. Do vậy, mỗi bệnh nhân sẽ có số đợt xạ trị và thời gian khác nhau. Có bệnh nhân chỉ cần một đợt xạ trị duy nhất, có bệnh nhân cần nhiều đợt xạ trị hơn. Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị xạ trị 1 lần/ngày và điều trị từ thứ 2 đến thứ 6.

Nhìn chung, các buổi xạ trị đều giống nhau và buổi xạ trị đầu tiên sẽ kéo dài hơn các buổi xạ trị sau đó. Thời gian xạ trị cho mỗi đợt rơi vào khoảng từ 15 đến 30 phút. Các đợt điều trị có thể kéo dài liên tiếp nhiều tuần hoặc cách tuần. Trong các đợt xạ trị xen kẽ, bệnh nhân có thể trở về nhà nghỉ ngơi, khi đến đợt xạ trị thì đến bệnh viện để tiếp tục lộ trình điều trị.

Trước, trong và sau khi xạ trị bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận, nghỉ ngơi thường xuyên, tránh căng thẳng, ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.

Xem thêm:

  • Xạ trị gây tác dụng phụ gì cho người bệnh?
  • Xạ trị là gì? Những điều cần biết về xạ trị