Wikipedia về bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở nước ta đặc biệt là thời điểm giao mùa, khí hậu nóng ẩm, phát sinh nhiều dị nguyên gây bệnh. Vậy bệnh này có triệu chứng, nguyên nhân là gì và cách chữa trị ra sao?

Wikipedia về bệnh viêm da tiếp xúc Wikipedia về bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở nước ta đặc biệt là thời điểm giao mùa, khí hậu nóng ẩm, phát sinh nhiều dị nguyên gây bệnh. Vậy bệnh này có triệu chứng, nguyên nhân là gì và cách chữa trị ra sao?

Viêm da là gì?

Viêm da là hiện tượng da bị viêm nhiễm với biểu hiện là ngứa da, da bị sưng, đỏ. Da bị viêm sẽ có bóng nước, rỉ dịch, sau đó sẽ đóng vảy. Viêm da không lây nhiễm, không nguy hiểm nhưng khiến bạn khó chịu và mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là một dạng viêm da nguyên nhân là do tiếp xúc với những chất gây dị ứng như phấn hoa, mỹ phẩm...hoặc các chất kích thích như rượu bia.

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là phát ban khu trú hoặc kích ứng do da tiếp xúc với một chất lạ. Viêm da tiếp xúc gồm có 3 dạng với triệu chứng khác nhau:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng biểu hiện là dát đỏ, phù nề và nổi bọng nước đóng vảy
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng với biểu hiện đỏ rát
  • Viêm da tiếp xúc côn trùng là nổi dát đỏ, vết trợt dài, đau, sốt
vicare.vn-wikipedia-ve-benh-viem-da-tiep-xuc-body-1

Những triệu chứng này xuất hiện trong vòng 12h đến 48h sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Có những trường hợp nó có thể xuất hiện trong 2 tuần. Một số trường hợp có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm vì thế việc chẩn đoán khó khăn hơn.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Viêm da tiếp xúc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sau một thời gian sẽ hết. Nhưng bệnh vẫn có thể diễn biến xấu đi. Vì thế hãy đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu này:

  • Khi phát ban khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống
  • Phát ban gây đau, trở nên nghiêm trọng hoặc lan rộng
  • Phát ban kéo dài trong 1 vài tuần
  • Phát ban gây sưng đỏ khuôn mặt hoặc cơ quan sinh dục
  • Nếu bỏ liều thuốc steroid, triệu chứng của viêm da có thể bị nặng hơn
  • Khi dùng kem, lotion kháng histamine không theo khuyến cáo của bác sĩ khiến da tự phát ban.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc là do dị nguyên tiếp xúc trực tiếp với da gây kích ứng hoặc dị ứng. Có thể kể đến như:

  • Nhựa thông
  • Phấn hoa, lông thú nuôi trong gia đình
  • Quần áo len, sợi bông, môi trường nhiều bụi bẩn độc hại
  • Chất tẩy rửa gia dụng có hương liệu, hóa chất như xà phòng, dầu gội
  • Kim loại mạ kiềm, thuốc nhuộm, thuốc uống, thuốc trừ sâu và rất nhiều chất hóa học khác
  • Mỹ phẩm không phù hợp với da.
vicare.vn-wikipedia-ve-benh-viem-da-tiep-xuc-body-2

Ai dễ bị viêm da tiếp xúc nhất?

  • Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra với mọi độ tuổi và giới tính.
  • Nhưng những người có nguy cơ viêm da tiếp xúc nhất là trực tiếp tiếp xúc với hóa chất độc hại, dễ kích ứng như bazo, kiềm,
  • Người có cơ địa, da nhạy cảm
  • Người thường xuyên làm việc trong môi trường bụi bẩn, nhiều khói độc hại

Chẩn đoán viêm da tiếp xúc có khó không?

  • Để chẩn đoán viêm da tiếp xúc bác sĩ sẽ khám da của bạn, hỏi người bệnh xem có tiếp xúc trực tiếp với vật chất nào có khả năng gây viêm da không.
  • Ngoài ra bác sĩ có thể làm chẩn đoán Patch test – đây là kĩ thuật sử dụng các dị nguyên áp lên da sau đó sẽ theo dõi 48h. Xét nghiệm sử dụng miếng dán có chứa dị nguyên áp lên vùng da lành. Sau 48h nếu thấy đáp ứng miễn dịch nhìn thấy trên da vết đỏ, nổi mề đay, phồng rộp thì chứng tỏ bệnh nhân mẫn cảm với dị nguyên đã thử.
  • Dị nguyên có thể là chất có trong thuốc, mỹ phẩm, hay phấn hoa trong môi trường

Điều trị viêm da tiếp xúc bằng cách nào?

  • Để điều trị viêm da tiếp xúc thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với dị nguyên.
  • Ngoài ra có thể dùng thuốc kháng viêm (steroid) dạng đắp hoặc uống, thuốc kháng histamin (đối với bệnh ngứa). Thuốc Steroid (như prednisone) có thể dùng ở dạng thuốc viên, thuốc tiêm hoặc dạng kem, thuốc mỡ. Có thể giảm dùng thuốc khi bớt ngứa.
  • Có thể tắm bột yến mạch để giảm triệu chứng khó chịu trên da
  • Thiết lập chế độ ăn đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, rau củ quả, hạn chế ăn hải sản một trong những dị nguyên gây viêm da dị ứng.
  • Tập thể dục nhưng sau khi tập phải tắm rửa làm mát da nhanh
  • Nên dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ nhàng làm sạch da. Tránh kích thích da gây ra bởi chất khử mùi hoặc hương liệu trong xà phòng.
  • Rửa tay sạch sẽ ngay sau khi tiếp xúc với xà phòng, hóa chất hoặc dị nguyên gây bệnh.
  • Khi tiếp xúc với hóa chất cần có biện pháp bảo hộ, gang tay, quần áo. Không được gãi dễ gây tổn thương da.
  • Chườm mát giúp bảo vệ da, ngăn ngừa trầy xước bằng cách dùng một miếng gạc bằng cotton ẩm, đắp lên vùng da tổn thương.

Xem thêm:

  • Các cách điều trị viêm da tiếp xúc
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc có điều trị khỏi được không?