Wikipedia về bệnh sốt xuất huyết năm 2019

Thông thường, sau Tết nguyên đán thì bệnh sốt xuất huyết sẽ "giảm nhiệt". Song đầu năm 2019, tình hình sốt xuất huyết diễn biến bất thường. Số bệnh nhân nhập viện cao hơn hẳn so với cùng kỳ năm 2018 (cả người lớn và trẻ em).

Wikipedia về bệnh sốt xuất huyết năm 2019 Wikipedia về bệnh sốt xuất huyết năm 2019

Thông thường, cứ sau Tết nguyên đán thì bệnh sốt xuất huyết sẽ vào thời kỳ đi xuống, song đầu năm 2019, tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thường khi số bệnh nhân nhập viện cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 (kể cả người lớn và trẻ em).

Vì sao dịch sốt xuất huyết 2019 tăng cao so với cùng kỳ 2018?

Thông thường vào tháng 9-10 hàng năm là thời điểm cao trào của dịch sốt xuất huyết nhưng mới đầu năm 2019 đã có số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh dù chưa vào mùa dịch. Lý do được các chuyên gia y tế dự phòng lý giải là bởi hiện nay thời tiết diễn ra thất thường, mưa nhiều và liên tục. Sau khi mưa thì nắng luôn nên độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, muỗi có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bệnh cạnh đó, sự tham gia phòng dịch của người dân chưa triệt để khi có nhiều dụng cụ trữ nước giúp muỗi đẻ trứng phát triển trên diện rộng.

vicare.vn-day-du-thong-tin-cap-nhat-nhat-ve-dich-sot-xuat-huyet-nam-2019-body-1

Tỉnh thành nào đang là “điểm nóng” của dịch sốt xuất huyết?

Khu vực phía Nam đang là tâm điểm của dịch bệnh, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh, bệnh sốt xuất huyết đang trong giai đoạn cuối của mùa dịch 2018-2019, nên có xu hướng giảm hàng tuần số ca mắc bệnh nhưng vẫn cao hơn so với cùng kỳ 2018.

Cũng theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, từ đầu tháng 1 đến ngày 10/2, số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn thành phố có 6.067 người (tăng 249% so với cùng kỳ), trong đó có 2 người tử vong, 3-5 ca biến chứng nặng phải thở máy và lọc máu.

Ngoài thành phố Hồ Chí Minh thì các tỉnh thành phía nam như: Bình Dương, Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai,... và các tỉnh miền Trung đang bùng phát dịch và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Cụ thể ở Đồng Nai có 3 trường hợp tử vong và 3.300 ca mắc bệnh, Phú Yên tăng đột biến với 1.931 ca mắc bệnh,...

Bạn biết gì về bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra và là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Muỗi vằn là nguyên nhân gây bệnh khi truyền vi rút Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Khi ở dạng nhẹ, bệnh gây sốt cao, phát ban, gây đau trầm trọng ở cơ và khớp. Khi ở dạng nặng sẽ gây chảy máu nặng, sốc do giảm huyết áp đột ngột và tử vong.

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết là gì ?

Sốt xuất huyết có 3 loại: Sốt xuất huyết cổ điển, sốt xuất huyết chảy máu, sốt xuất huyết Dengue. Cụ thể triệu chứng mỗi loại như sau :

Sốt xuất huyết cổ điển

Đối tượng mắc bệnh thường là những người chưa có miễn dịch với bệnh và thường có các triệu chứng điển hình mà không có biến chứng. Bệnh bắt đầu với triệu chứng sốt kéo dài khoảng 4-7 ngày tính từ thời điểm sau khi bị muỗi truyền bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng như:

  • Sốt cao đến 40,5 độ C
  • Nhức đầu nghiêm trọng
  • Đau sau mắt
  • Đau cơ và khớp
  • Buồn nôn, nôn
  • Phát ban

Việc phát ban có thể xuất hiện trên cơ thể khoảng 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sẽ thuyên giảm 1-2 ngày. Người bệnh vẫn có thể bị nổi ban lần nữa vào ngày sau đó.

vicare.vn-day-du-thong-tin-cap-nhat-nhat-ve-dich-sot-xuat-huyet-nam-2019-body-2

Sốt xuất huyết có chảy máu

Các triệu chứng của sốt xuất huyết có chảy máu sẽ bao gồm tất cả các triệu chứng của sốt xuất huyết cổ điển nhưng có kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu ở nướu, chảy máu cam, hay chảy máu dưới da sẽ gây ra các vết bầm tím. Ở thể bệnh này rất nguy hiểm vì có thể gây ra tử vong.

Sốt xuất huyết Dengue

Đây là dạng nặng nhất ở bệnh sốt xuất huyết nên triệu chứng dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển và sốt xuất huyết có chảy máu cộng lại. Ngoài ra bệnh còn có triệu chứng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, huyết áp thấp.

Triệu chứng của trẻ em khi bị sốt xuất huyết

Trẻ em bị sốt xuất huyết khoảng 3 ngày thì có dấu hiệu sốt cao nên thường khiến các bậc phụ huynh nhầm là cảm cúm hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp. Thông thường, khi bị sốt xuất huyết 3-4 ngày thì trẻ luôn bị sốt cao trên 38 độ C, thường xuyên quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, nôn, mệt mỏi, chảy máu chân răng và sung huyết ở da.

Khi trẻ bị sốt xuất huyết giai đoạn nguy cấp thì có các triệu chứng của thể điển hình và kèm theo tràn dịch phổi khiến bụng sưng phù, xuất huyết nghiêm trọng, vùng ổ mắt bị phù nề, tiểu ra máu, chảy máu mũi, huyết áp thấp và đầu cùng tứ chi bị lạnh.

Khi có bất kỳ các triệu chứng kể trên thì nên đi tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây nên và lây lan qua muỗi cắn. Có 4 loại vi rút sốt xuất huyết: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Loại muỗi truyền bệnh là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng đưa vi rút gây bệnh vào máu con người khi chính người bệnh.

Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày và chỉ có muỗi cái mới chích người và truyền bệnh. Vi rút sốt xuất huyết sẽ trong cơ thể muỗi và ủ bệnh 8-11 ngày. Khi muỗi chích con người, vi rút sẽ tuần hoàn máu từ 2-7 ngày. Khoảng thời gian này nếu muỗi chính bạn thì vi rút lại truyền cho muỗi.

Khi cơ thể được phục hồi sau khi điều trị bệnh thì cơ thể sẽ có miễn dịch chống lại bệnh nhưng chỉ có kháng lại vi rút đã gây bệnh. Trong khi sốt xuất huyết có đến 4 loại vi rút gây bệnh nên khả năng bị nhiễm bệnh do các vi rút gây bệnh khác vẫn xảy ra. Do đó, người bệnh cần xác định được triệu chứng bệnh và đi chữa trị sớm.

Bệnh sốt xuất huyết có thường gặp không?

Bệnh thường gặp nhất ở người với hàng triệu ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Sốt xuất huyết thường gặp vào mùa mưa và ở các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới như : Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Quốc, Trung Đông, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Úc,...

Nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết tăng do những yếu tố nào?

  • Sinh sống, đi du lịch ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới nên việc tiếp xúc với vi rút gây bệnh cao.
  • Nếu đã từng bị sốt xuất huyết thì khi nhiễm lại sẽ có các triệu chứng nặng hơn, nguy hiểm hơn.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cao hơn bình thường.
  • Người da trắng và phụ nữ

Phát hiện bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Việc chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết không hề dễ dàng vì bệnh có triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như bệnh sốt rét, bệnh sốt thương hàn, bệnh do leptospira gây nên.

Do đó việc người bệnh mô tả chi tiết cho bác sĩ việc đi đến đâu, ở đâu, có bị muỗi cắn khi đến đó không,... rất quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt hơn.

Hiện có một số xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và phát hiện mức độ bệnh như : Điện giải đồ, khí máu, chức năng đông máu, men gan, X-quang phổi (phát hiện biến chứng tràn dịch phổi).

Điều trị sốt xuất huyết bằng những phương pháp nào?

vicare.vn-day-du-thong-tin-cap-nhat-nhat-ve-dich-sot-xuat-huyet-nam-2019-body-3

Hiện chưa có phương pháp đặc hiệu trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong 2 tuần. Nhưng quan trọng là bác sĩ sẽ giúp người bệnh tránh những biến chứng nặng xảy ra cho người bệnh.

Lời khuyên của bác sĩ là người bệnh nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Đồng thời, bác sĩ có thể kê thuốc giảm sốt như paracetamol. Nên tránh các loại thuốc giảm đau làm tăng biến chứng chảy máu như aspirin, ibuprofen, naproxen sodium.

Những người bị sốt xuất huyết nặng cần nhập viện cấp cứu ngay lập tức.

Chế độ sinh hoạt phù hợp giúp người bệnh hạn chế diễn tiến sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết dạng nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, uống nước đầy đủ và uống thuốc giảm sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, khi sinh sống hoặc đến nơi có dịch sốt xuất huyết thì cần có sự chuẩn bị như :

  • Nên ở phòng máy lạnh, hoặc môi trường sống cần sạch sẽ
  • Không nên đi vào thời điểm bình minh, hoàng hôn và buổi tối vì đây là những thời điểm có nhiều muỗi
  • Mặc quần áo phủ kín cơ thể
  • Nên thoa kem chống muỗi ở vùng da không được quần áo bảo vệ
  • Do muỗi thường sống nơi có vũng nước đọng như lu, thùng phuy, hồ cá,... nên cần dọn dẹp khô ráo nhằm không tạo điều kiện cho muỗi sinh sống và phát triển. Kết hợp với chính quyền địa phương để phun thuốc diệt muỗi diện rộng.
  • Khi ngủ cần buông màn và đảm bảo trong màn không có muỗi.

Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm và mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh. Khi bùng phát dịch không chỉ làm gián đoạn các hoạt động của con người mà còn hao tổn chi phí y tế, thậm chí là tử vong. Do đó, mỗi người cần cố gắng thực hiện vệ sinh sạch sẽ nơi sinh sống và nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh thì đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.

Xem thêm:

  • Sốt xuất huyết Dengue thể não: Không thể chủ quan
  • Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè