Vùng kín thay đổi như thế nào trong quá trình mang thai và sinh nở?

Khi trở thành một bà bầu, người phụ nữ sẽ nhận ra rất nhiều thứ xung quanh cơ thể mình thay đổi. Trong đó nồng độ máu và hàm lượng các kích thích tố như estrogen đều tăng, ảnh hưởng tới sức khỏe âm đạo. bởi vậy, vùng kín sẽ thay đổi rất nhiều. Vậy vùng kín thay đổi như thế nào trong quá trình mang thai và sinh nở?

Vùng kín thay đổi như thế nào trong quá trình mang thai và sinh nở? Vùng kín thay đổi như thế nào trong quá trình mang thai và sinh nở?

Khi trở thành một bà bầu, người phụ nữ sẽ nhận ra rất nhiều thứ xung quanh cơ thể mình thay đổi. Trong đó nồng độ máu và hàm lượng các kích thích tố như estrogen đều tăng, ảnh hưởng tới sức khỏe âm đạo. bởi vậy, vùng kín sẽ thay đổi rất nhiều. Vậy vùng kín thay đổi như thế nào trong quá trình mang thai và sinh nở? Bài viết sẽ giúp những bạn có cái nhìn cụ thể hơn trong hành trình làm mẹ đầy thiêng liêng này.

Vì sao vùng kín thay đổi như thế nào trong quá trình mang thai và sinh nở?

Có thể nói, việc sinh nở không phải là việc dễ dàng - đây là thiên chức mà chỉ người phụ nữ mới có. Tuy nhiên hành trình mang thai có thể sẽ gặp nhiều biến chứng với mẹ bầu, đặc biệt là ở “vùng kín”.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về sinh sản, âm đạo là vùng chịu nhiều ảnh hưởng nhất trong quá trình phụ nữ khi mang thai và sinh nở. Ở mỗi giai đoạn bầu bí khác nhau hay tới lúc sinh con, vùng kín sẽ có những thay đổi khác nhau và những ai chuẩn bị làm mẹ nên tìm hiểu, biết trước để tránh bị ngạc nhiên, thậm chí là “sốc” đồng thời chuẩn bị sẵn tinh thần để đối mặt với những thay đổi của “cô bé”.

vicare.vn-vung-kin-thay-doi-nhu-nao-trong-qua-trinh-mang-thai-va-sinh-no-body-1

Vùng kín thay đổi như thế nào trong quá trình mang thai và sinh nở?

Tăng tiết dịch âm đạo

Một trong những dấu hiệu sớm nhất cũng như dễ nhận thấy đầu tiên của việc mang thai đó là tăng tiết dịch âm đạo. Hiện tượng này còn sẽ diễn ra suốt trong quá trình mang thai. Thời điểm đầu mang thai, tiết dịch âm đạo thường có màu trắng sữa, nhẹ mùi giống như bình thường âm đạo tiết ra dịch để làm sạch. Khi bụng bầu ngày càng lớn, tiết dịch này sẽ ngày càng nhiều hơn và nó sẽ ra nhiều nhất là ở cuối thai kỳ. Đến lúc chuyển dạ, tiết dịch âm đạo sẽ là các vết nhầy đặc hoặc có thể còn kèm theo máu. Đây chính là một trong những dấu hiệu sớm nhất nhằm báo hiệu phụ nữ sắp chuyển dạ.

Nước tiểu có mùi hôi

Hầu hết những phụ nữ mang thai đều nhận thấy rằng nước tiểu của họ nặng mùi hơn rất nhiều trong thời gian thai kỳ. Nguyên nhân được giải thích là do sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong cơ thể nhằm để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Ngoài ra một nguyên nhân nữa khiến phụ nữ thấy nước tiểu nặng mùi hơn là do khi mang bầu, chị em phụ nữ thường nhạy cảm hơn với các loại mùi vị nên sẽ cảm thấy nước tiểu nặng mùi hơn.

Âm đạo sưng

Phụ nữ khi mang thai sẽ nhận thấy vùng kín sưng hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do khối lượng máu của cơ thể phụ nữ sẽ tăng khoảng 50% với nhiều chất lỏng được chuyển tới vùng tử cung để nuôi thai nhi. Kết quả là các mô âm đạo trở nên căng, sưng hơn.

Giãn tĩnh mạch âm đạo

Theo nghiên cứu có khoảng 20% mẹ bầu được phát hiện bị giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo và âm hộ. Hiện tượng này có thể coi là bình thường và sau khi sinh sẽ tự biến mất.

Âm hộ tối màu và có thể hơi xanh

Nguyên nhân khiến âm hộ bị tốt màu là do có nhiều máu lưu thông quanh vùng cổ tử cung nên âm hộ có thể chuyển sậm màu. Sự thay đổi màu ở âm hộ là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ (do tăng estrogen và progesterone – hai yếu tố chính gây vết lằn tối màu thường xuất hiện trên bụng bầu). Dấu hiệu này các mẹ hoàn toàn yên tâm bởi là vô hại và sẽ trở lại dần bình thường sau khi sinh.

Âm đạo bị kéo dài

Trong những tháng cuối của thai kỳ, khi các hormone relaxin được tiết ra sẽ làm cho giãn các dây chằng khiến âm đạo bị kéo dài ra, mềm và dần mở rộng hơn.

Môi âm hộ bị chảy máu

Nếu không biết cách vệ sinh vùng kín hoặc lỡ vệ sinh mạnh thì môi âm hộ rất dễ bị tổn thương và dẫn tới chảy máu do trong khi mang thai vùng kín đặc biệt môi âm hộ rất nhạy cảm. vì vậy chị em nên nhẹ nhàng rửa sạch, không thụt rửa nước quá mạnh hoặc sâu sẽ làm tổn thương các vùng xung quanh.

vicare.vn-vung-kin-thay-doi-nhu-nao-trong-qua-trinh-mang-thai-va-sinh-no-body-2

Âm đạo có thể bị rách

Khi đẻ, cổ tử cung người phụ nữ có thể mở đến tận 10 phân nhưng khi sinh nở hầu hết các bà mẹ đều bị các bác sỹ rạch thêm để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em bé chào đời. Sau khi bị rạch tầng sinh môn, chị em sẽ được khâu sống lại vết rách và mất khoảng từ 5 tới 7 ngày để khu vực này có thể phục hồi.

Âm đạo bị bầm tím

Sau hành trình vượt cạn đầy đau đớn, em bé được trào đời nhưng âm đạo người phụ nữ sẽ bị tổn thương vô cùng nặng nề, bầm tím cũng không ngoại lệ. phải mất từ 6 tới 8 tuần, tình trạng bầm tím âm đạo mới dần được cải thiện.

Đi tiểu không kiểm soát

Sau sinh nở, hầu hết các mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng “khốn khổ” là đi tiểu không kiểm soát. Những bài tập Kegel – bài tập cho vùng chậu và vùng kín gọn gàng, chị em có thể áp dụng luyện tập để giúp vùng chậu săn chắc và cải thiện đáng kể tình trạng đi tiểu không kiểm soát này. Ngoài ra, tìm các phương pháp phẫu thuật giúp trẻ hóa vùng kín, giúp âm đạo khít hơn sau sinh cũng là những lựa chọn chị em có thể tham khảo.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân khiến phân có dịch nhầy khi mang thai
  • Bạn đã nghe nói đến bản năng làm tổ khi mang thai chưa?
  • Cắt 1 bên buồng trứng có thể có con được không?