Vùng kín có mùi hôi tanh khi mang bầu phải làm sao?

Vùng kín có mùi hôi tanh khi mang bầu là vấn đề khá nhiều mẹ bầu gặp phải. Và khi gặp phải hiện tượng này, phần đông bà bầu thường lo lắng không biết đó có phải là biểu hiện bệnh lý gì hay không. Để biết được tình trạng hôi tanh vùng kín có nguy hiểm không, nên khắc phục như thế nào, chị em có thể theo dõi thông tin trong bài viết hôm nay.

Vùng kín có mùi hôi tanh khi mang bầu phải làm sao? Vùng kín có mùi hôi tanh khi mang bầu phải làm sao?

Vùng kín có mùi hôi tanh khi mang bầu là vấn đề khá nhiều mẹ bầu gặp phải. Và khi gặp phải hiện tượng này, phần đông bà bầu thường lo lắng không biết đó có phải là biểu hiện bệnh lý gì hay không. Để biết được tình trạng hôi tanh vùng kín có nguy hiểm không, nên khắc phục như thế nào, chị em có thể theo dõi thông tin trong bài viết hôm nay.

1. Vùng kín có mùi hôi tanh khi mang bầu có nguy hiểm không?

vicare.vn-vung-kin-co-mui-hoi-tanh-khi-mang-bau-phai-lam-sao-body-1

Vùng kín là một trong những bộ phận có những thay đổi rõ rệt nhất khi người phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là bởi nó có liên quan trực tiếp tới sự phát triển và ra đời của em bé. Và một trong những thay đổi gặp ở nhiều chị em trong thời kỳ bầu bí chính có mùi khó chịu ở vùng kín.

Bình thường, bộ phận sinh dục của phái đẹp vẫn có mùi đặc trưng nhưng rất nhẹ và không gây hại. Theo ước tính của các chuyên gia sản khoa thì có khoảng 30% chị em mang bầu xuất hiện mùi hôi tại vùng kín ở giai đoạn 3 – 6 tháng đầu thai kỳ.

Nguyên nhân là khi mang thai, ngoài tăng lượng estrogen thì cơ thể chị em còn tăng thêm nồng độ progesterone và tăng lưu lượng máu qua vùng xương chậu, khiến âm đạo tiết dịch nhiều. Lượng dịch tiết âm đạo hằng ngày như thế nào tùy thuộc vào sự thay đổi hormone của từng chị em. Dịch xả âm đạo ở các chị em đang mang bầu có thể mang màu trắng sữa, không mùi hoặc kèm theo mùi khó chịu. Một số trường hợp, âm đạo còn tiết ra máu vô hại. Trong trường hợp này, vùng kín có mùi hôi tanh khi đang mang bầu hoàn toàn không nguy hiểm.

Trường hợp khác, lượng máu tăng lên trong tử cung của bà bầu có thể khiến khí hư bị lẫn với máu, chuyển thành màu nâu nhạt. Lúc này, nếu khí hư có mùi hôi tanh, đi kèm những dấu hiệu khác như đỏ rát, ngứa ngáy, nổi mụn nước, đau lưng, đau bụng dưới,... thì có thể đây chính là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Tuy nhiên, hiện tượng này không nguy hiểm và việc điều trị kiểm soát cũng rất đơn giản nên chị em không cần lo lắng.

2. Phải làm gì khi vùng kín có mùi hôi tanh khi mang bầu?

Dù không nguy hiểm nhưng chị em cũng không nên chủ quan trước tình trạng mùi hôi tanh ở vùng kín khi đang mang thai. Các bà bầu nên chủ động về việc chăm sóc vùng kín khoa học. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau để giảm mùi hôi vùng kín, giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con:

  • Luôn giữ cho âm đạo sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau khô vùng kín sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Mặc đồ lót làm từ chất liệu cotton thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Bạn nên loại bỏ hoàn toàn những chiếc quần lót làm từ chất liệu nylon vì nó khá bí, không thấm mồ hôi, làm vi khuẩn sinh trưởng mạnh hơn ở vùng kín.
  • Tránh sử dụng giấy vệ sinh thơm, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ hay xà phòng thơm khi đang mang thai bởi thành phần của chúng dễ gây kích ứng vùng kín.
  • Thiết lập thói quen làm sạch âm đạo với dung dịch vệ sinh cho bà bầu theo tần suất 2 lần/tuần để cân bằng độ pH ở âm đạo.
  • Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo và không ngâm bồn quá lâu khi tắm.
  • Lau khô toàn bộ cơ thể trước khi mặc quần áo để tránh vi khuẩn phát triển mạnh.
  • Nên mặc trang phục rộng rãi, quần lót không được bó sát vì sẽ khiến máu khó lưu thông, dễ gây viêm nhiễm vùng kín.
  • Có thể tỉa bớt lông vùng kín để mồ hôi dễ bài tiết, khiến vi khuẩn khó tìm được nơi trú ngụ và gây bệnh.
  • Tránh quan hệ tình dục ở 3 tháng đầu và những tuần cuối thai kỳ vì sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết âm đạo dẫn tới sinh non.
vicare.vn-vung-kin-co-mui-hoi-tanh-khi-mang-bau-phai-lam-sao-body-2

Trong trường hợp đã vệ sinh cơ thể khoa học nhưng tình trạng vùng kín có mùi hôi tanh khi mang bầu vẫn không hết thì bạn còn có thể áp dụng một vài mẹo dân gian. Đó là rửa vùng kín với nước lá chè xanh, lá bạc hà, lá tía tô, lá húng quế,... Còn nếu hiện tượng trên không được giải quyết triệt để, thậm chí có xu hướng trở nên trầm trọng hơn thì bà bầu nên đi khám bác sĩ để lựa chọn giải pháp điều trị an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Hiện tượng vùng kín có mùi hôi tanh khi mang bầu không quá hiếm gặp và cũng không quá nguy hiểm. Nếu muốn giảm mùi hôi vùng kín thì chị em hãy tuân thủ đúng hướng dẫn vệ sinh được giới thiệu trong bài viết trên đây.

Xem thêm:

  • Hiện tượng vùng kín có mùi khi mang thai
  • Sau sinh vùng kín có mùi hôi mẹ phải làm gì?
  • Tại sao vùng kín có mùi khắm?