Vừa ngủ dậy đã lướt Facebook dễ thoái hóa võng mạc

Nhiều người nghiện điện thoại, có thói quen xấu: Nghịch điện thoại ngay lúc vừa mới ngủ dậy. Việc để mắt khi vừa ngủ dậy đã phải tiếp xúc với ánh sáng từ màn hình điện thoại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực, gây thoái hóa võng mạc.

Vừa ngủ dậy đã lướt Facebook dễ thoái hóa võng mạc Vừa ngủ dậy đã lướt Facebook dễ thoái hóa võng mạc

1. Những điều cần biết về thoái hóa võng mạc

Thoái hóa võng mạc (thoái hóa hoàng điểm) là bệnh lý phổ biến, chiếm tỉ lệ cao là “thủ phạm” chính gây mù lòa phổ biến nhất. Căn bệnh này là nguyên nhân chính gây mù lòa ở người cao tuổi, khoảng 58% người trên 55 tuổi bị thoái hóa võng mạc.

Triệu chứng

Khi bị thoái hóa võng mạc mắt sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau đây:

Thị lực giảm dần, nhìn mờ vùng trung tâm, đôi khi nhìn mờ đột ngột cảm thấy khó chịu, kéo theo cơn đau đầu. Nặng sẽ gây mù vĩnh viễn; nhìn hình bị biến dạng, méo mó. Nhìn thấy điểm mờ đen trước mắt, rối loạn thị lực màu, không phân biệt được màu sắc, song thị (nhìn thành hai hình).

vicare.vn-vua-ngu-day-da-nhin-dien-thoai-canh-giac-benh-thoai-hoa-vong-mac-body-1
Thoái hóa võng mạc- bệnh võng mạc nguy hiểm nhất

Tuy nhiên bệnh nhân mắc thoái hóa võng mạc sẽ không có cảm giác đau. Cũng chính vì không gây đau, nên hầu hết mọi người thường bỏ qua các triệu chứng trên. Đến khi phát hiện ra thì quá muộn. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vừa rất tốn kém chi phí vừa phải đối mặt với nguy cơ biến chứng cao. Khả năng phục hồi rất hạn chế, thậm chí không thể điều trị, người bệnh phải chấp nhận cảnh mù lòa vĩnh viễn.

Nguyên nhân

Thoái hóa võng mạc là tế bào mô sắc tố võng mạc, bị thoái hóa dần theo tuổi tác, chức năng của các tế bào bị suy giảm không còn được bù trừ bởi các tế bào còn lại.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thoái hóa võng mạc không chỉ là bệnh của người lớn mà xuất hiện ở cả những người trong độ tuổi đôi mươi do thường xuyên tiếp xúc với môi trường có yêu tố nguy hại, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như smartphone, laptop...

Điều trị

Khi bệnh thoái hóa võng mạc ở giai đoạn cuối thì hầu như không điều trị được.

Tuy nhiên thoái hóa võng mạc thường tiến triển chậm trong một thời gian dài nên có thể ngăn ngừa sự tiến triển đó bằng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc mắt hợp lí.

2. Tại sao không nên dán mắt vào smartphone ngay khi vừa ngủ dậy?

Khi bạn vừa thức giấc, mắt của bạn sẽ chưa kịp điều tiết nước nên vẫn còn khô. Việc nhìn vào màn hình điện thoại ngay có thể khiến cho mắt bạn bị lóa, mỏi. Điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới mắt của bạn. Sẽ rất nguy hiểm cho đôi mắt nếu như cứ tiếp tục giữ thói quen này trong một thời gian dài gây tổn thương võng mạc, giảm dần thị lực. Việc dùng điện thoại thường xuyên làm giảm khả năng nhìn xa của bạn, mà thay vào đó ta chỉ dán mắt vào một khoảng cách chỉ vài inch từ mắt đến điện thoại.

vicare.vn-vua-ngu-day-da-nhin-dien-thoai-canh-giac-benh-thoai-hoa-vong-mac-body-2
Dùng điện thoại ngay khi dậy thói quen xấu của hầu hết mọi người

Các thí nghiệm chỉ ra rằng việc nhìn vào bức xạ HEV (hay còn gọi là vùng ánh sáng xanh – như là ánh sáng phát ra từ các màn hình LCD) phá hủy các mô võng mạc, và nhìn vào màn hình càng gần, thì bức xạ càng bị hấp thụ nhiều.

Chính vì vậy, bạn nên bỏ thói quen sử dụng smartphone ngay sau khi ngủ dậy. Không những hại cho mắt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe như ảnh hưởng tâm lý, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe...

Xem thêm:

  • Cảnh giác với bệnh võng mạc tiểu đường
  • Khi bị bệnh đau mắt đỏ không nên ăn gì
  • Các bệnh về mắt và cách điều trị