Vụ cháy nhà máy Rạng Đông: Thủy ngân lỏng có độc không?

Theo văn bản của UBND quận Thanh Xuân, Hà Nội chiều 30/8 nêu: “Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông đã nghiên cứu sử dụng loại amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng trước đây và đưa vào sử dụng từ năm 2016”. Tuy nhiên, thông tin mới nhất của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho hay: Công ty Rạng Đông thừa nhận dùng thủy ngân lỏng trong 480.000 sản phẩm đèn huỳnh quang bị cháy. Vậy thủy ngân lỏng có độc không?

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông: Thủy ngân lỏng có độc không? Vụ cháy nhà máy Rạng Đông: Thủy ngân lỏng có độc không?

Theo văn bản của UBND quận Thanh Xuân, Hà Nội chiều 30/8 nêu: “Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông đã nghiên cứu sử dụng loại amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng trước đây và đưa vào sử dụng từ năm 2016”. Tuy nhiên, thông tin mới nhất của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho hay: Công ty Rạng Đông thừa nhận dùng thủy ngân lỏng trong 480.000 sản phẩm đèn huỳnh quang bị cháy. Vậy thủy ngân lỏng có độc không?

Vấn đề môi trường sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông

Kết quả cập nhật mới nhất (ngày 8/9) của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, qua kiểm tra thực tế ngày 31/8 và quá trình đấu tranh với doanh nghiệp, lãnh đạo Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông mới thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng.

Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, nói: "Ước tính 15,2-27,2 kg thủy ngân đã phát tán ra môi trường".

Rạng Đông hiện sản xuất ba loại bóng: đèn huỳnh quang, đèn compact và bóng đèn tròn. Mỗi bóng đèn huỳnh quang chứa 30mg thuỷ ngân lỏng; mỗi bóng đèn compact chứa một viên Amalgam (hỗn hợp của kẽm, thủy ngân và bismut) trong đó hàm lượng thủy ngân kim loại là 22-30%.

Theo số liệu được Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân công bố tại cuộc họp báo chiều 4/9 rằng các điểm quan trắc không khí phía trước khu cháy và trong nhà kho bị cháy có "giá trị thủy ngân cao", vượt ngưỡng khuyến cáo của WHO từ 10 đến 30 lần.

vicare-vu-chay-nha-may-rang-dong-thuy-ngan-long-co-doc-khong-body-1

Thủy ngân lỏng có độc không?

Vậy thủy ngân lỏng là gì? Thủy ngân lỏng có độc không?

Thủy ngân tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nguyên tố (hoặc kim loại) và vô cơ (mà con người có thể tiếp xúc thông qua nghề nghiệp của họ); và hữu cơ (ví dụ, methylmercury, mà mọi người có thể tiếp xúc thông qua chế độ ăn uống của họ). Thủy ngân là kim loại duy nhất dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Mặc dù nó đã được gỡ bỏ khỏi hầu hết các nhiệt kế vì những lo ngại về an toàn nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy nó trong các bộ điều nhiệt và đèn huỳnh quang.

Hầu như tất cả con người đều tiếp xúc trong thời gian dài với mức thủy ngân thấp. Tuy nhiên, một số người tiếp xúc với thủy ngân ở mức cao, bao gồm phơi nhiễm cấp tính (phơi nhiễm xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, thường là ít hơn một ngày). Một ví dụ về phơi nhiễm cấp tính sẽ là phơi nhiễm thủy ngân do tai nạn công nghiệp.

Thủy ngân lỏng có độc không còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Lượng thủy ngân tiếp xúc.
  • Độ tuổi hoặc giai đoạn phát triển của người tiếp xúc (thai nhi dễ bị tổn thương nhất).
  • Thời gian tiếp xúc.
  • Con đường tiếp xúc như hít, uống hoặc qua da.

Thủy ngân lỏng và methylmercury gây độc cho hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Hít phải hơi thủy ngân có thể tạo ra các tác động có hại cho hệ thần kinh, tiêu hóa và miễn dịch, phổi và thận, và có thể gây tử vong. Các muối vô cơ của thủy ngân ăn mòn da, mắt và đường tiêu hóa, và có thể gây độc cho thận nếu ăn phải. Tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân nguyên tố (lỏng) có thể gây kích ứng và bỏng hóa chất. Các triệu chứng do ngộ độc thủy ngân lỏng bao gồm run, mất ngủ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến thần kinh cơ, đau đầu và rối loạn chức năng nhận thức và vận động. Các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân nhẹ, cận lâm sàng của độc tính hệ thần kinh trung ương có thể được nhìn thấy ở những công nhân làm việc trong môi trường có tiếp xúc với thủy ngân trong không khí từ 20μg/m3 trở lên trong vài năm.

Khi tồn tại ở dạng kim loại lỏng, thủy ngân sẽ hấp thụ ngay lập tức vào cơ thể qua bề mặt da; nhưng nó cũng có áp suất hơi cực cao, vì vậy một thùng chứa thủy ngân mở sẽ phân tán kim loại vào không khí. Nó dính vào quần áo và được hấp thụ bởi tóc và móng tay.

vicare-vu-chay-nha-may-rang-dong-thuy-ngan-long-co-doc-khong-body-2

Sơ cứu khi bị ngộ độc thủy ngân

Thay vì còn băn khoăn thủy ngân lỏng có độc không thì hành động tốt nhất khi bạn tiếp xúc với thủy ngân là tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, ngay cả khi bạn cảm thấy ổn và không gặp phải bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Sơ cứu nhanh chóng có thể giúp loại bỏ thủy ngân khỏi hệ thống cơ thể của bạn. Ngoài ra, hãy nhớ rằng việc tiếp xúc với thủy ngân có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của bạn, vì vậy đừng cho rằng bạn không cảm thấy sức khỏe xấu đi thì không chịu tác động của thủy ngân lỏng.

Cởi bỏ quần áo bị nhiễm bẩn và xả nước trên da trong 15 phút để loại bỏ càng nhiều thủy ngân càng tốt. Nếu một người tiếp xúc với thủy ngân ngừng thở, hãy sử dụng túi và khẩu trang để cung cấp cho họ không khí, nhưng không thực hiện hồi sức bằng miệng, vì điều này cũng làm ngộ độc người cứu hộ.

Từ những thông tin đã giúp bạn hiểu thêm về thủy ngân lỏng có độc không. Tuy rằng theo các thông cáo của tổ chức y tế thế giới WHO về việc cắt giảm tối thiểu các nguồn có nguy cơ phát tán thủy ngân ở các quốc gia thành viên nhưng tốt hơn hết là bạn cần có những thông tin cơ bản để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình.

Xem thêm:

  • Vì sao không nên ăn thực phẩm bán kính 1km từ vụ cháy công ty Rạng Đông?
  • Vụ cháy Rạng Đông: Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân bạn nên biết
  • Từ vụ cháy nhà máy Rạng Đông tìm hiểu thông tin thủy ngân có những dạng nào? Tác hại ra sao?