Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con: Cụ thể là lây truyền vào lúc nào?

Viêm gan B là 1 bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do vi rút viêm gan B. Hiện nay, Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B khá cao (khoảng 10-20%) đặc biệt tỷ lệ mang virus viêm gan B ở phụ nữ có thai từ 10-16% và đối với trẻ em là 2-6%.

Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con: Cụ thể là lây truyền vào lúc nào? Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con: Cụ thể là lây truyền vào lúc nào?

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để điều trị viêm gan B, nên tiêm vắc xin viêm gan B là cách để phòng bệnh hiệu quả nhất.

Virus viêm gan B lây truyền như thế nào?

Virus viêm gan B có thể lây truyền qua các đường sau:

  • Lây từ mẹ qua con (chu sinh): Trẻ sơ sinh là nguồn nhiễm virus viêm gan B chủ yếu ở nhiều nước trên toàn thế giới. Lây truyền vi rút từ mẹ sang trẻ trong lúc sinh khá dễ dàng.
  • Lây truyền từ trẻ qua trẻ: Lây truyền thường xảy ra ở nhà, trường học, bệnh viện nhi và nhà trẻ. Cơ chế lây truyền từ trẻ qua trẻ có thể liên quan tới sự tiếp xúc các vết thương, vết trầy xước nhỏ ở trên da, niêm mạc có chảy máu, hoặc dịch tiết của vết thương. Virus viêm gan B cũng có thể lây truyền bằng cách thông qua tiếp xúc với nước bọt thông qua vết cắn, vết trầy xước khác ở vùng da và qua sự nhai thức ăn trước cho trẻ.
  • Lây truyền thông qua sự tiêm chích và truyền máu: Tiêm không an toàn là đường lây truyền chủ yếu của virus viêm gan B và các bệnh khác (viêm gan C, HIV) trên nhiều quốc gia.
  • Lây truyền trong khi quan hệ tình dục: Khi có trầy xước, tiếp xúc với máu hay các dịch khác của cơ thể.
vicare.vn-virus-viem-gan-b-lay-truyen-tu-me-sang-con-cu-la-lay-truyen-vao-luc-nao-body-1

Virus viêm gan B lây từ mẹ sang con như thế nào?

Trong giai đoạn mang thai rất hiếm khi xảy ra lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con, thường không quá 2%. Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu là vào thời gian sinh đẻ.

Ở thời điểm này, khi tử cung co thắt thì các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt có thể giúp cho máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con (bình thường máu mẹ và máu con sẽ không tiếp xúc nhau mà chỉ xảy ra trao đổi chất tại bánh nhau) hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của người mẹ, sự lây truyền sẽ diễn ra vào trong thời điểm này.

Nếu mẹ bị nhiễm có HBsAg+ và HBeAg+ thì tới 90% trẻ sẽ bị lây truyền; hoặc mẹ nhiễm chỉ có HBsAg+ thì khả năng trẻ bị lây truyền là 10%. Vi rút có thể truyền sang trẻ khi tiếp xúc gần gũi với những người bị nhiễm trong gia đình hay người chăm sóc.

Tại sao phải tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh?

Đây là cách tốt nhất để giúp phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính là 90% và có khoảng 25% trong số đó sẽ chết bởi ung thư gan và xơ gan.

Việc tiêm vắc xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả sẽ càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ sau sinh có khả năng phòng được tới 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ được giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và sẽ không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.

Tiêm vắc xin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt giúp phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp cho trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ những thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những đứa trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước và chảy máu.

Tiêm vắc xin viêm gan B mũi một càng sớm càng tốt nhằm mục đích để bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với vi rút ngay khi sinh, đây là 1 sự cạnh tranh giữa sự nhân lên của vi rút và vắc xin tạo ra các kháng thể kịp thời trung hòa virus đang có trong cơ thể, vậy nên nhiều nước đã tiêm ngay trong vòng 12 giờ.

vicare.vn-virus-viem-gan-b-lay-truyen-tu-me-sang-con-cu-la-lay-truyen-vao-luc-nao-body-2

Bà mẹ xét nghiệm HBsAg âm tính thì có nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ không?

Trường hợp mẹ có xét nghiệm HBsAg âm tính, thì trên lý thuyết là không mắc viêm gan B, tuy nhiên vẫn tiêm vắc xin ngay sau sinh bởi một số lý do sau:

  • Xét nghiệm âm tính giả trong khi mẹ vẫn đang bị nhiễm virus viêm gan B; chưa kể là chất lượng xét nghiệm, ghi chép nhầm, hay báo cáo nhầm.
  • Mẹ đang nhiễm ở thời kỳ cửa sổ (30 - 60 ngày) nên sẽ không phát hiện được qua xét nghiệm.
  • Một số trường hợp chủng đột biến virus viêm gan B nên có thể lẩn tránh hệ thống miễn dịch và sẽ không phát hiện được qua xét nghiệm máu.
  • Mẹ xét nghiệm HBsAg âm tính nhưng trẻ có thể bị phơi nhiễm viêm gan B trong phòng sinh từ 1 sản phụ khác hoặc từ nhân viên y tế, hoặc từ người thân khác đang mắc viêm gan B.

Đặc biệt, Việt Nam là nước có tỷ lệ lưu hành ở mức cao nên việc tiêm vắc xin viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ không chỉ giúp phòng lây truyền từ mẹ sang con mà còn lây ngang từ môi trường xung quanh, người thân và người chăm sóc trẻ.

Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh?

  • Hoãn tiêm đối với trẻ đang ốm, sốt, mắc phải các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
  • Đối với những trẻ đẻ non, đẻ khó, cân nặng thấp, mẹ bị sốt trước và sau khi sinh, nước ối bẩn, thai già tháng, con bị ngạt, trẻ dị tật ... cần được thăm khám cẩn thận để nhằm tránh các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên.

Xem thêm:

  • Bảng giá xét nghiệm viêm gan B
  • Lịch tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ em
  • Xét nghiệm HBsAg âm tính có nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ không?