Viêm xoang có nên ăn sữa chua không?

Bệnh lý viêm xoang là một căn bệnh gặp ở khá nhiều người, khá nhiều độ tuổi. Tình trạng viêm xoang giai đoạn cấp làm bệnh nhân khá khó chịu vì không thở được lại chảy nước mũi, đau đầu... Nhiều người đặt câu hỏi liệu viêm xoang có nên ăn sữa chua không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Viêm xoang có nên ăn sữa chua không? Viêm xoang có nên ăn sữa chua không?

Bệnh lý viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng không phổ biến như viêm mũi do virus, nguyên nhân vì viêm xoang thường đi sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Viêm xoang có thể xảy ra khi cơ thể không thể tự dẫn lưu được mủ ứ đọng trong xoang ra ngoài. Một số bệnh lý khiến phù nề niêm mạc như viêm mũi do virus, viêm mũi dị ứng là những nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng này. Khi bị phù nề niêm mạc thì sẽ gây tắc nghẽn các lỗ dẫn lưu của xoang, khiến việc lưu thông dịch ra ngoài xoang gặp khó khăn, hậu quả là ứ đọng các chất tiết nhầy trong xoang, tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn thứ phát.

Vi khuẩn gây bệnh trong xoang phổ biến thường là là tụ cầu S. pneumoniae, liên cầu khuẩn. Trong đó nguyên nhân do H.influenza ít gặp hơn là tụ cầu vàng (S.aureus) và M. catarrhalis.

Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang

Dị ứng với kháng nguyên

Phản ứng dị ứng của cơ thể hoặc có thể do nhiễm nấm xoang, hít phải các chất kích thích bụi, khói thuốc lá, hoá chất độc hại

Bệnh nhân có bất thường về giải phẫu mũi xoang

Bệnh nhân có bất thường về giải phẫu mũi xoang như: xoang hơi cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng, vẹo vách ngăn...

Bệnh nhân bị chấn thương mũi xoang

Trường hợp lệch vách ngăn mũi do chấn thương, có thể làm vách ngăn bị vẹo giữa các lỗ mũi có thể hạn chế hoặc chặn lối đi của xoang.

Chấn thương vào mặt vùng mặt làm xương mặt bị gãy hoặc bị hỏng có thể gây cản trở đoạn xoang.

Khối u vòm mũi họng chấn xoang

Các khối u bướu thịt đang phát triển có thể chặn các đoạn mũi hoặc xoang, gây nên bệnh lý xoang.

Một số bệnh lý toàn thân khác

  • Trường hợp rối loạn chức năng lông chuyển, suy giảm miễn dịch, bệnh xơ nang (Cystic fibrosis)...
  • Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản hoặc bị viêm VA quá phát.
  • Các biến chứng của bệnh lý xơ nang, HIV, bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch khác có thể dẫn đến tắc nghẽn mũi.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới

Nhiễm trùng ở đường hô hấp có thể làm gây dày màng xoang, chặn thoát nước nhầy và tạo điều kiện cho sự phát triển và tích tụ của vi khuẩn . Các bệnh lý nhiễm trùng có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm trong tự nhiên.

vicare.vn-viem-xoang-co-nen-an-sua-chua-khong-body-1

Biểu hiện của bệnh viêm xoang

  • Đau răng, sưng quanh mắt, má, mũi, trán...

Đau và căng vùng má là triệu chứng thường gặp đầu tiên thường hay gặp. Cảm giác đau có thể lan tới răng cửa, răng nanh hàm trên.

  • Không phải ít trường hợp bị viêm xoang hàm do vấn đề về răng. Do đó bạn nên đi khám những dấu hiệu của áp xe răng trước để loại bỏ nguy cơ.
  • Chảy nước mũi không màu, bệnh nhân kèm theo đáp ứng kém với thuốc co mạch có thể nghĩ tới trường hợp bị viêm xoang.
  • Viêm xoang sàng cấp ở người lớn có thể thường kéo theo viêm xoang hàm, biểu hiện của viêm xoang hàm thường lấn át.
  • Khi bị nhiễm khuẩn xoang sàng, biểu hiện đầu tiên là đau và căng ở vùng thành bên của mũi, có thể lan ra ổ mắt, gây viêm tấy quanh ổ mắt.
  • Viêm xoang bướm có thể khiến bệnh nhân đau đầu ở vùng giữa đầu hoặc thường chỉ vào vùng đỉnh đầu. Liệt dây VI cũng có thể xảy ra vì dây thần kinh này đi ngay ở thành bên của xoang, gây viêm xoang.
  • Viêm xoang trán cấp thường gây đau, đặc biệt là cảm giác căng ở vùng trán.
  • Có thể thoát nước màu vàng hoặc hơi xanh, có thể từ mũi hoặc xuống phía sau cổ họng, nên cẩn thận với dấu hiệu này.
  • Gây cản trở hoặc tắc nghẽn mũi, gây khó thở bằng mũi do xoang bị tắc nghẽn.
  • Giảm cảm giác về mùi và hương vị, khó cảm nhận mùi hơn.
  • Gây ho, có thể xuất hiện tồi tệ hơn vào ban đêm
  • Có thể cảm thấy đau tai, các cơ quan này liên quan đến nhau.
  • Có thể bị thêm viêm họng
  • Tình trạng hơi thở hôi, khó chịu do dịch tiết không thoát được chứa vi khuẩn.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi hay khó chịu trong người.
  • Có thể có cảm giác buồn nôn, nôn, kèm đau đầu.

Nếu viêm xoang kéo dài hơn 7 ngày, hoặc tái phát và không đáp ứng với điều trị. Bạn nên đến bác sĩ hô hấp để khám lại sẽ tốt nhất cho bạn.

Còn nếu có xuất hiện thêm những triệu chứng như:

  • Đau hoặc sưng quanh mắt
  • Có cảm giác bị nhìn đôi hoặc thay đổi tầm nhìn
  • Đau cổ
  • Khó thở
  • Trán sưng
  • Cảm thấy đau đầu dữ dội
  • Có triệu chứng bị lẫn lộn

Ngay lập tức đến khám bác sĩ, đây là vấn đề cực kỳ cấp bách và cần thiết cho bạn ngay lúc này.

Viêm xoang có nên ăn sữa chua không?

Người bị viêm xoang nên kiêng ăn sữa và các sản phẩm từ sữa. Sữa chua cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân là vì sữa và các sản phẩm từ sữa như bơ, pho mát, sữa chua, pho mát tách kem, trứng sữa,...khi ăn thỉnh thoảng cũng là nguyên nhân cho viêm xoang. Bởi vì sữa hoặc những thực phẩm làm từ sữa sẽ dễ tạo ra đờm trong khoang mũi, phá hủy sự khô ráo trong xoang, làm nghẽn đường thông khí, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, chỉ là tương đối và là hạn chế trong trường hợp bị giai đoạn cấp. Không có bất cứ chống chỉ định nào đối với trường hợp bệnh nhân bị viêm xoang không được ăn sữa chua hay các sản phẩm từ sữa cả. Nhất là trong giai đoạn xoang bình thường, không bị viêm xoang.

Ngoài ra, khi ăn sữa chua có chứa lợi khuẩn probiotics, là những vi khuẩn có lợi, làm giảm cơ hội phát triển dị ứng cho bệnh nhân viêm xoang, rất tốt cho người bệnh xoang.

vicare.vn-viem-xoang-co-nen-an-sua-chua-khong-body-2

Phòng tránh viêm xoang

Tránh nhiễm trùng hô hấp trên.

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm lạnh, cảm cúm... những người đang mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.
  • Bạn có thể đeo khẩu trang giấy khi tiếp xúc với họ, sẽ hạn chế khá tốt việc lây nhiễm.
  • Hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước các bữa ăn hằng ngày và sau khi đi vệ sinh.

Tránh các tác nhân gây dị ứng.

Hạn chế tối đa tiếp xúc với thuốc lá và không khí bị ô nhiễm, các loại kim loại nặng, mùi hóa chất độc hại... Khói thuốc lá và các chất ô nhiễm khác có thể gây kích ứng và làm viêm phổi và mũi trở nên nặng hơn.

Sử dụng máy tạo độ ẩm khi trời khô, hanh

Nếu trường hợp không khí trong nhà khô, thì bạn nên thêm độ ẩm cho không khí giúp ngăn ngừa viêm xoang. Tuy nhiên, bạn hãy đảm bảo độ ẩm sạch sẽ.

Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến, hạn chế tình trạng giai đoạn cấp tiến triển nặng hơn là điều bạn cần phải làm để không phải điều trị quá lâu. HoiBenh đã giải thích cho bạn việc viêm xoang có nên ăn sữa chua không? Chúc các bạn sớm thoát khỏi đợt xoang cấp, quay lại cuộc sống khỏe mạnh bình thường.

Xem thêm:

  • Khi nào cần phải mổ xoang?
  • Sau khi mổ xoang kiêng ăn gì thì tốt?
  • Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ xoang