Viêm vú hậu sản là bệnh gì?
Viêm vú là bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện trong khoảng thời gian 3 tháng đầu sau sinh, đi kèm với cảm giác đau, sưng, nóng và sốt. Để giúp các bạn biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh này hiệu quả, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu viêm vú hậu sản là bệnh gì trong bài viết dưới đây.
Viêm vú hậu sản là bệnh gì?
1. Viêm vú hậu sản là bệnh gì?
Viêm vú hậu sản là khái niệm để chỉ bệnh liên quan đến vú của chị em phụ nữ. Bệnh thường xuất hiện ở những người sinh con lần đầu. Tuy nhiên, nhiều người không biết mình đang mắc bệnh, không điều trị kịp thời dẫn đến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Phụ nữ không biết mình bị viêm tuyến sữa nên dẫn đến bệnh càng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây viêm tuyến vú hậu sản chủ yếu là do vi khuẩn tụ cầu vàng và liên cầu. Những vi khuẩn này xuất hiện khi tia sữa bị tắc, khiến sữa tươi ngưng tụ không thoát ra được. Bệnh phổ biến ở phụ nữ sinh con so do núm vú còn khá non nớt, chị em mới sinh con chưa biết cách cho bé bú đúng chuẩn, khiến tổn thương ở đầu núm vú. Đặc biệt với những chị em sở hữu phần vú thụt vào trong, quá to, biến dạng... khiến trẻ gặp khó khăn khi bú. Từ đây, trẻ sẽ có thói quen cắn, mút mạnh đầu ti dẫn đến những vết thương nhỏ. Lúc này, các vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi, phát triển dẫn đến bệnh viêm vú.
2. Dấu hiệu của bệnh viêm vú sau sinh?
Như vậy các bạn đã phần nào hiểu được viêm vú hậu sản là bệnh gì. Vậy đâu là dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết được chứng bệnh này?
- Bầu vú căng, cứng, nổi cục và vô cùng đau đớn.
- Người nóng ran hoặc ớn lạnh, sốt cao.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển nhanh gây cảm giác đau đớn, sốt cao không hạ cho người mắc phải. Trong một số trường hợp khi bệnh tiến triển nặng, chị em có thể bị mưng mủ tuyến vú, áp xe vú vô trùng nghiêm trọng.
3. Cách điều trị viêm hậu sản
Nếu cảm thấy đau đầu vú khi cho con bú, các bạn hãy sử dụng thuốc bôi dạng mỡ hoặc dầu gan cá để thoa khi trẻ ngủ đêm. Bạn cũng nên ngưng cho bé bú trực tiếp. Thay vào đó, các bạn có thể sử dụng dụng cụ hút sữa để lấy sữa ra cho bé bú.
Trong trường hợp bệnh nặng, đi kèm cảm giác đau ngực, sốt cao, các bạn cần uống thuốc theo đơn bác sĩ. Trong trường hợp vú bị mưng mủ, các bạn sẽ cần tìm đến các cơ sở y tế để được giúp đỡ.
4. Ngăn ngừa viêm vú thế nào?
Sau khi hiểu được viêm vú hậu sản là bệnh gì, vậy làm thế nào để ngăn ngừa bệnh hiệu quả?
- Để có thể phòng ngừa viêm vú hậu sản, điều đầu tiên các bạn nên quan tâm, chú ý là ngăn ngừa việc nứt đầu vú. Ngay trong giai đoạn mang thai, các bạn hãy chú ý đến đầu vú của bản thân mình. Nếu nhận thấy núm vú bằng phẳng hoặc thụt sâu vào bên trong, bạn nên dùng tay kéo dần ra ngoài hằng ngày.
- Sau khi sinh con, bạn nên hình thành thói quen cho trẻ bú sữa đúng giờ. Mỗi lần cho trẻ bú, bạn hãy chú ý duy trì thời gian 10 – 15 phút là đủ, tránh để trẻ bú quá lâu.
- Các bạn tuyệt đối không để trẻ ngậm đầu ti ngủ. Sau mỗi lần cho trẻ bú, bạn hãy rửa sạch đầu vú, đặc biệt đừng bỏ qua các kẽ của núm vú.
- Mỗi lần cho trẻ bú, bạn nên chú ý cho trẻ bú sạch một bên trước khi chuyển sang bên còn lại. Nếu trẻ bú không hết, các bạn hãy dùng dụng cụ vắt sữa để vắt ra ngoài.
- Trong trường hợp thực hiện vắt sữa mà thấy tia sữa bị tắc hoặc chảy chậm, không thành tia, bạn nên dùng khăn ấm chườm vú cho mềm. Sau đó, bạn dùng máy hoặc tay vắt mạnh vắt mạnh để thông sữa khi cho bú.
Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn đã biết được viêm vú hậu sản là bệnh gì? Nếu thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh viêm vú, hãy thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.
Xem thêm:
- Những tai biến sản khoa 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết
- Tắc mạch ối: Tai biến sản khoa nguy hiểm, khó lường
- Những điều cần lưu ý để có thể quan hệ sau sinh an toàn