Viêm vòi trứng là gì? Có mấy loại viêm vòi trứng?

Viêm vòi trứng là căn bệnh mà nhiều chị em phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải. Người bệnh có thể mắc phải viêm vòi trứng trái hoặc viêm vòi trứng phải tùy theo thể trạng từng người. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc như viêm vòi trứng là gì, mức độ nghiêm trọng của nó và cách để điều trị như thế nào.

Viêm vòi trứng là gì? Có mấy loại viêm vòi trứng? Viêm vòi trứng là gì? Có mấy loại viêm vòi trứng?

Viêm vòi trứng là căn bệnh mà nhiều chị em phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải. Người bệnh có thể mắc phải viêm vòi trứng trái hoặc viêm vòi trứng phải tùy theo thể trạng từng người. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc như viêm vòi trứng là gì, mức độ nghiêm trọng của nó và cách để điều trị như thế nào.

Viêm vòi trứng là gì?

Viêm vòi trứng hay còn gọi là viêm ống dẫn trứng là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở ống dẫn trứng. Bệnh nhân có thể mắc viêm vòi trứng phải hoặc viêm vòi trứng trái tùy theo sự làm tổ của vi khuẩn. Nguyên nhân thường do bệnh nhân xuất hiện tình trạng nhiễm trùng lan lên từ âm đạo, cổ tử cung, hoặc tử cung. Một số bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất là nhiễm chlamydia, lậu- đây là hai căn bệnh có thể lây truyền thông qua đường tình dục. Bên cạnh đó còn có một số vi khuẩn khác có thể gây viêm ống dẫn trứng là: Mycoplasma, Staphylococcus và Streptococcus. Ngoài ra, tình trạng viêm phúc mạc gây ra bởi vi khuẩn hoặc do trực khuẩn lao cũng dẫn đến viêm vòi trứng.

Nguyên nhân gây viêm vòi trứng

vicare.vn-viem-voi-trung-la-gi-co-may-loai-viem-voi-trung-body-1
  • Bệnh nhân có chế độ quan hệ tình dục không lành mạnh

Việc quan hệ tình dục với nhiều người hay quan hệ không sử dụng các biện pháp an toàn sẽ dễ dàng lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng như

Chlammydia, lậu... Chúng sẽ tấn công gây viêm nhiễm đến các cơ quan vùng kín và vòi trứng không tránh khỏi nguy cơ bị ảnh hưởng.

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục không đúng cách

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm nặng nề, làm cho nội mạc tử cung bị bong ra và các xoang trong tử cung mở ra tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt trong thời kỳ hành kinh, nếu không vệ sinh đúng cách máu kinh sẽ đi ngược vào trong buồng tử cung kèm theo các vi khuẩn gây bệnh. Đây nguyên nhân lý giải cho những triệu chứng của viêm vòi trứng thường xuất hiện rõ rệt ngay sau khi hành kinh hơn là vào các thời điểm khác.

  • Viêm nhiễm ở các cơ quan lân cận

Trong trường hợp các cơ quan sinh dục khác như cổ tử cung, tử cung, âm hộ, âm đạo,... bị viêm nhiễm, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị triệt để để tránh lây lan vi khuẩn làm ảnh hưởng đến buồng trứng hay ống dẫn trứng.

  • Thực hiện các thủ thuật không an toàn

Khi bệnh nhân thực hiện các thủ thuật như đặt dụng cụ tử cung, phá thai, cắt polyp lòng tử cung, nạo sinh thiết,... ở những nơi không đảm bảo vô trùng đều có khả năng làm viêm nội mạc tử cung hoặc viêm ống dẫn trứng. Ngoài ra, viêm ống dẫn trứng còn có thể xảy ra do nhiễm trùng sau khi sinh hoặc do sảy thai.

Một số triệu chứng thường gặp của viêm vòi trứng

  • Do vòi trứng bị tắc khiến cho các hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng làm bệnh nhân xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt biểu hiện như kinh nguyệt không đều, lượng máu, màu sắc bất thường.
  • Bệnh nhân sẽ gặp phải các cơn đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh nguyệt do xung huyết vùng chậu. Những cơn đau này thường xuất hiện liên tục và kéo dài từ trước khi có kinh nguyệt và sau khi có kinh nguyệt từ 1-2 tuần.
  • Tùy thuộc vào mức độ viêm mà bệnh nhân còn có biểu hiện đau còn lan sang các vùng lưng, bàng quang... gây tiểu buót, gấp...
  • Khi vòi trứng bị viêm nhiễm sẽ làm hạn chế khả năng thụ thai và gia tăng tình trạng mang thai ngoài tử cung.
  • Tuy nhiên ở một số người sẽ không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hay điển hình như trên, nhất là khi bệnh mới khởi phát. Biểu hiện chỉ đơn giản là thi thoảng thấy khó chịu phần bụng dưới và đến khi lâu ngày sẽ gây nên hẹp ống dẫn trứng và có nguy cơ thai ngoài tử cung.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm vòi trứng

vicare.vn-viem-voi-trung-la-gi-co-may-loai-viem-voi-trung-body-2
  • Thai ngoài tử cung: Khi bệnh nhân chỉ bị viêm nhẹ, vòi trứng không tắt hoàn toàn mà chỉ bị hẹp sẽ cản trở sự di chuyển của trứng đi làm tổ sẽ dẫn đến thai ngoài tử cung. Trong khi đó vòi trứng là bộ phận không thể co dãn như tử cung nên khi bào thai lớn lên sẽ gây đau đớn và dẫn tới vỡ ống dẫn trứng gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tình trạng viêm nhiễm nếu không được kiểm soát sẽ nặng hơn và lây lan sang các bộ phận lân cận như buồng trứng hoặc tử cung.
  • Quan hệ tình dục không an toàn sẽ gây viêm nhiễm cho chính bạn tình của mình.
  • Nếu như không điều trị kịp thời sẽ làm tắc nghẽn ống dẫn trứng và gia tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ.

Điều trị viêm vòi trứng như thế nào?

Trước khi tiến hành điều trị viêm vòi trứng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, siêu âm để đánh giá tình trạng và đưa ra phác đồ phù hợp:

  • Điều trị bằng thuốc

Phương pháp này thường được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh, các dung dịch tiêm truyền kết hợp với thuốc chống viêm. Liều lượng sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào từng bệnh nhân và từng giai đoạn bệnh.

Bệnh nhân tuyệt đối không được tự mua thuốc về điều trị hoặc mua thuốc theo đơn đã kê trước đó để tránh viêm nhiễm nặng hơn.

  • Điều trị bằng phương pháp trị liệu

Viêm ống dẫn trứng có thể được điều trị bằng các biện pháp can thiệp vật lý như bước sóng ngắn, liệu pháp chiếu nhiệt, tia hồng ngoại để tiêu diệt viêm triệt để.

Xem thêm:

  • Siêu âm có phát hiện viêm vòi trứng không?
  • Viêm vòi trứng có nguy hiểm không?
  • Siêu âm đầu dò có phát hiện tắc vòi trứng không?