Viêm VA rất dễ gây viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ em thường xuất hiện vào mùa đông, bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, phổ biến nhất là trẻ từ 6 – 12 tháng. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên thính lực của trẻ, cùng tìm hiểu bài viết bên dưới.

Viêm VA rất dễ gây viêm tai giữa ở trẻ em Viêm VA rất dễ gây viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ em thường xuất hiện vào mùa đông, bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, phổ biến nhất là trẻ từ 6 – 12 tháng. Theo thống kê, 50% trẻ dưới 1 tuổi ít nhất 1 lần bị viêm tai giữa, 1/3 trẻ 3 tuổi có nhiều hơn 3 lần bị viêm tai giữa và 90% trẻ 6 tuổi có ít nhất một lần bị bệnh. Bệnh diễn tiến âm thầm và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên thính lực của trẻ, mọi người hãy cùng tìm hiểu bài viết bên dưới.

Viêm tai giữa là bệnh gì ?

Tai được chia làm ba phần tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài là phần bảo vệ tai giữa tránh những tác động bên ngoài, được ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ. Trong khi đó tai giữa và tai trong lại rất dễ hấp thu các loại thuốc, tổn thương tai giữa có thể gây điếc nặng và không có khả năng phục hồi.

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tại tai giữa, thường xuất hiện sau viêm nhiễm đường hô hấp trên (mũi họng), tai giữa bị viêm do vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp trên và lan lên tai qua vòi nhĩ, bệnh chia thành 2 thể là viêm cấp và mãn.

  • Viêm tai giữa cấp tính: tình trạng viêm kéo dài dưới 3 tháng, viêm nhiễm có thể lan đến xương chũm, đỉnh xương đá..
  • Viêm tai giữa mạn tính: viêm nhiễm khiến tai bị chảy mủ trong thời gian dài, khoảng trên 3 tháng, viêm nhiễm mạn tính không giới hạn ở khoang tai giữa mà còn lan đến các bộ phận khác của tai như thượng nhĩ, xương chũm,.
vicare.vn-viem-va-rat-de-gay-viem-tai-giua-o-tre-em-body-1

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em

  • Trẻ nhỏ hệ miễn dịch của chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ để các yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể.
  • Cấu trúc giải phẫu tai chưa hoàn chỉnh, ống thính giác ngắn và nằm ngang so người trưởng thành, hẹp và mềm hơn nên dễ bị tắc. Tai trong ở trẻ nhỏ được nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Thông thường ống thính giác mở để chất lỏng và các tạp chất dư thừa thoát khỏi tai. Nếu ống thính giác bị tắc sẽ khiến chất thải không thoát được làm vi khuẩn vi trùng kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng.
  • Một trong những nguyên nhân hay gặp hàng đầu là do biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng ở trẻ, nhưng chưa được điều trị dứt như viêm amidan, viêm VA, viêm xoang..
  • Viêm VA (là khối mô bạch huyết hình tuyến giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng, nằm ở sau cổ họng trên và gần ống thính giác) là nguyên nhân phổ biến gây viêm tai giữa ở trẻ em.

Ngoài ra một số nguyên nhân khác như khói thuốc lá cũng có thể gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa ở bé trai nhiều hơn bé gái, đặc biệt những trẻ có tiền sử người trong gia đình mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác.

Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

  • Đau tai là triệu chứng đáng tin cậy cho để chẩn đoán viêm tai giữa: dịch bị đọng lại nhiều trong tai giữa, thúc ép lên màng nhĩ gây đau tai cho trẻ. Khi bị đau trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện kéo giật tai mạnh, trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường, khó chịu, có thể có sốt cao.
  • Trẻ ăn ít hơn, chán ăn, nôn hoặc khó ngủ do tư thế nằm, nhai và bú do có sự thay đổi áp suất trong tai giữa. Nếu dịch tích tụ quá nhiều dẫn đến áp suất quá lớn sẽ dễ gây tình trạng thủng màng nhĩ, dẫn tới rò rỉ dịch trong tai, chảy mủ ở tai
  • Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động được hoặc căng phồng, khi ấn hoặc kéo vành tai thì cảm giác đau nhói
  • Tình trạng khó nghe tạm thời: do chất dịch đọng trong tai giữa có thể làm cản trở đường truyền âm thanh

Cần đặc biệt quan sát các biểu hiện sau ở trẻ:

  • Không phản ứng với âm thanh yếu
  • Luôn bật to TV hoặc radio
  • Nói to hơn bình thường
  • Mất tập trung

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

vicare.vn-viem-va-rat-de-gay-viem-tai-giua-o-tre-em-body-2

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, dạng viêm, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như bệnh tiến triển bao lâu và độ tuổi trẻ.. mà có cách chữa trị khác nhau. Chủ yếu là điều trị từ căn nguyên bệnh

Nếu trẻ mắc viêm tai giữa do biến chứng bệnh viêm xoang, viêm amidan, viêm VA... ưu tiên hàng đầu là tiến hành phẫu thuật cắt amidan, nạo VA hay phẫu thuật nội soi để loại bỏ ổ viêm. Giải quyết bệnh triệt để nguyên nhân vấn đề để tránh tái phát hay xảy ra biến chứng.

Viêm tai giữa cấp có ba giai đoạn: xung huyết, ứ mủ và vỡ mủ. Tùy vào từng giai đoạn mà có cách giải quyết khác nhau, nếu trẻ đang ở giai đoạn xung huyết cần điều trị bằng kháng sinh toàn thân, kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù, hạ sốt, giảm đau.

Giai đoạn ứ mủ thì cần trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ và điều trị đồng thời với thuốc toàn thân. Nếu màng nhĩ đã bị thủng, dịch mủ ứ đọng trong tai tự thoát ra ngoài thì nên điều trị bằng thuốc tai cho trẻ.

Đề phòng biến chứng viêm tai xương chũm ở trẻ bị viêm tai giữa

Nếu tình trạng bệnh đột nhiên kèm theo các triệu chứng cấp như: Sốt cao trở lại, tổng trạng hốc hác, trẻ lớn kêu đau tai, đau lan tới vùng nửa đầu, tăng hoặc đột ngột ngừng chảy mủ tai tăng. Ấn vùng xương chũm (ấn sau tai hoặc kéo vành tai) làm trẻ khóc thét.. thì rất có thể bệnh đã biến chứng thành viêm tai xương chũm.

Viêm tai xương chũm là biến chứng rất nguy hiểm thường xuất hiện sau viêm tai giữa 1 - 2 tuần trong trường hợp viêm tai giữa không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị muộn, bệnh dễ gây viêm tai xương chũm mạn và nguy hiểm tính mạng. Do đó, quan trọng là trẻ cần được chăm sóc đúng cách khi phát hiện bệnh, kịp thời đến cơ sở y tế gần nhất nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Không tự ý nhỏ oxy già vào tai trẻ: oxy già sẽ làm bong tróc lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm vết thương lâu lành hơn, thậm chí còn gây chít hẹp ống tai trẻ

Chỉ nên sử dụng các loại thuốc nguyên chất có khả năng hòa tan tốt không cản trở việc lưu thông dịch tai ra bên ngoài

Không nghiền thuốc kháng sinh rắc vào tai trẻ: tá dược có trong thuốc có thể gây bít tắc đường dẫn lưu dịch làm tình trạng viêm ngày càng nặng hơn. Dịch không thoát được ra bên ngoài còn gây phá hủy xương chũm của tai giữa gây viêm xương chũm thậm chí nội sọ.

Chú ý chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ, trẻ sốt hoặc quấy khóc mệt mỏi nên cho trẻ nghỉ ngơi và học tập hợp lý.

Xem thêm:

  • Nên cẩn thận với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
  • Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và cách điều trị