Viêm VA ở trẻ em và những điều cần phải lưu ý

Với những biến chứng khó lường và do có biểu hiện không rõ nét nên viêm VA rất dễ bị bỏ qua. Điều này đã khiến bệnh trở nên nặng hơn và để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Trong bài viết sau đây, HoiBenh sẽ giới thiệu tới độc giả những điều cần biết về viêm VA ở trẻ em và những cách thức phòng ngừa bệnh để độc giả biết cách bảo vệ con em mình.

Viêm VA ở trẻ em và những điều cần phải lưu ý Viêm VA ở trẻ em và những điều cần phải lưu ý

Với những biến chứng khó lường và do có biểu hiện không rõ nét nên viêm VA rất dễ bị bỏ qua. Điều này đã khiến bệnh trở nên nặng hơn và để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Trong bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ giới thiệu tới độc giả những điều cần biết về viêm VA ở trẻ em và những cách thức phòng ngừa bệnh để độc giả tham khảo, biết cách bảo vệ con em mình.

Vai trò của VA trong cơ thể là gì?

Trong cơ thể của trẻ, hệ thống bào lympho quanh vùng họng mũi rất phát triển, tạo thành vòng bảo vệ đường hô hấp khép kín. Vòng này gồm các khối hạnh nhân được gọi là Amidan, khối lượng to nhất chính là amidan khẩu cái mà ta quen gọi bằng cái tên Amidan, amidan dưới đáy lưỡi, amidan ở loa phần vòi tai và khối tổ chức amidan ở trần vòm mũi họng (hay gọi là khối VA).

Khối VA phát triển nhanh theo tuổi, tăng nhanh về khối lượng từ khi trẻ 2 tuổi, teo dần đi khi trẻ hơn 7 tuổi và biến mất gần như hoàn toàn khi trẻ bước vào tuổi dậy thì. VA mà còn sót lại ở người lớn thường rất ít.

Từ khi mới sinh cho đến 6 tháng tuổi, trẻ sẽ dùng kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai nhưng sau giai đoạn này, trẻ sẽ không còn kháng thể của mẹ bảo vệ nữa. Sau 6 tháng, VA sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi bị bi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể. Cơ chế đó hoạt động như sau: Không khí sẽ đi vào khí quản và phổi của trẻ thông qua VA, VA sẽ tiếp xúc với những vi khuẩn trong không khí và tạo ra kháng thể. Chất tiết tại VA sẽ diệt vi khuẩn trước khi chúng vào cơ thể trẻ. Đây là nhiệm vu miễn dịch mà VA thực hiện để bảo vệ cho trẻ. Từ 12 tháng tuổi trở đi, trẻ sẽ có thể bị nhiễm VA và gặp nguy hiểm.

vicare.vn-viem-va-o-tre-em-va-nhung-dieu-can-phai-luu-y-body-1

Nguyên nhân gây viêm VA ở trẻ em

Theo con số thống kê, viêm VA là một trong những bệnh hay gặp ở trẻ Việt Nam với tỷ lệ khoảng 30%, tỷ lệ này cao nhất trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Nguyên nhân viêm VA được xác định là do trẻ bị nhiễm lạnh hoặc do trẻ có thói quen ăn uống đồ quá lạnh. Lúc này, các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng có điều kiện để gây bệnh. Ngoài ra, trẻ có thể nhiễm VA sau khi đã mắc phải một số bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: sởi, cúm, ho gà.

Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm như nhiều khói, bụi, khói thuốc lá... cũng là tác nhân phát bệnh. Với những trẻ bị giang mai bẩm sinh cũng dễ mắc phải viêm VA nhiều hơn. Một số trẻ do tổ chức bạch huyết phát triển quá mạnh, nhiều hạch ở cổ, ở họng bị quá phát nên dễ dẫn tới viêm nhiễm, tạo điều kiện để viêm VA phát tác. Cấu trúc của VA là có nhiều khe, hốc nên vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Hơn nữa, VA cũng nằm ở vòm mũi họng – nơi cửa ngõ đường thở nên virus, vii khuẩn dễ xâm nhập... Đây chính là những yếu tố và nguy cơ khiến viêm VA.

Triệu chứng viêm VA ở trẻ em như thế nào?

Khi bị viêm VA, trẻ sẽ có hiện tượng sốt cao đột ngột, từ 39 – 41 độ C, có thể sẽ kèm theo những phản ứng như khó thở, co giật, đôi khi còn kèm theo nôn mửa, rối loạn tiêu hóa... Bên cạnh đó, trẻ còn bị tắc mũi, có thể sẽ tắc toàn bộ nên trẻ phải thở bằng đường miệng. Với những trẻ nhỏ, nhịp thở sẽ nhanh, không đều, sẽ bỏ bú hoặc bú ít và quấy khóc nhiều hơn. Với những trẻ lớn, hiện tượng tắc mũi thường không tắc hoàn toàn nhưng khi ngủ thì trẻ sẽ ngủ ngáy.

Viêm VA ban đầu chỉ là cấp tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì rất có thể sẽ trở thành mạn tính, gây ra những biến chứng nguy hiểm về tai mũi họng hoặc những bệnh lý hô hấp khó lường.

Viêm VA mạn tính thường xảy ra ở trẻ từ 18 tháng – 6 tuổi. Khi đó, trẻ sẽ ho thường xuyên, sốt theo đợt gọi là sốt vặt, bị tắc mũi liên tục, mũi chảy mủ nhầy xanh kéo dài cả tháng (gọi là bị thò lò mũi xanh). Do tắc mũi nên trẻ hay há miệng để thở, đêm ngủ ngáy, hay nghiến răng... Trẻ lúc này có thể bị suy giảm thính giác, nhưng dấu hiệu này hiếm khi được để ý nên để kéo dài và thường xuyên sẽ làm trẻ chậm phát triển về cả tinh thần lẫn thể chất, da trở nên xanh xao, trẻ hay quấy khóc, bị rối loạn hô hấp, ảnh hưởng đến phát âm...

vicare.vn-viem-va-o-tre-em-va-nhung-dieu-can-phai-luu-y-body-2

Điều trị bệnh bằng cách nào?

Việc chẩn đoán viêm VA cần được khám cẩn thận và đưa ra bởi các bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ không nên tự chẩn đoán bệnh cho con rồi tự dùng thuốc. Với những trẻ bị viêm VA nhẹ, không cần dùng đến thuốc, chỉ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng sức khỏe để tăng đề kháng, thường xuyên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, hút đờm thật sạch, giữ vệ sinh và ủ ấm cho bé... thì bệnh sẽ tự hết.

Với những trẻ bị viêm VA nặng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào từng tình trạng mà trẻ sẽ được bác sĩ kê cho loại kháng sinh, kháng dị ứng, hạ sốt... phù hợp. Khi trẻ bị viêm VA nặng, chèn ép đường thở nên nghẹt mũi hoàn toàn và có thể gây biến chứng thì bác sĩ sẽ cân nhắc việc làm tiểu phẫu để nạo VA.

Cha mẹ cũng nên lưu ý các biện pháp phòng ngừa viêm VA cho trẻ bằng cách:

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ở những tháng đầu tiên.

- Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng, tránh khói bụi, tránh xa khói thuốc lá, tránh tiếp xúc nơi đông người nhất là khi đang có dịch cúm, sởi...

- Cha mẹ nên giữ vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ cho trẻ. Việc rửa mũi và hút mũi rất quan trọng, nó sẽ giúp làm giảm bớt mủ và dịch viêm khỏi mũi của trẻ, giúp con dễ thở và chóng khỏi bệnh hơn.

- Cần vệ sinh mũi đúng cách bởi mũi của trẻ rất dễ bị tổn thương. Nên thao tác nhẹ nhàng, rửa sạch mỗi ngày, nhất là khi trẻ đang viêm VA. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp.

Với những thông tin hữu ích về viêm VA ở trẻ em như trên, hy vọng cha mẹ đã biết cách để nhận biết được những dấu hiệu bất thường ở con mình. Hãy đưa các bé đến cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám kỹ, đưa ra phương pháp điều trị hợp lý khi phát hiện con bị viêm VA. Không nên tự ý dùng thuốc hoặc nghe mách bảo mà dùng thuốc vì viêm VA dù là bệnh lý đơn giản nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.