Viêm VA độ 3 điều trị như thế nào?

Viêm VA là một trong các bệnh lý về họng hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 6 tháng tuổi cho tới 6 tuổi. Viêm VA có 4 cấp độ, rất dễ lây, nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng đến các cơ quan bộ phận khác, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng viêm VA độ 3 và cách điều trị.

Viêm VA độ 3 điều trị như thế nào? Viêm VA độ 3 điều trị như thế nào?

Viêm VA là một trong các bệnh lý về họng hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 6 tháng tuổi cho tới 6 tuổi. Viêm VA có 4 cấp độ, rất dễ lây, nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng đến các cơ quan bộ phận khác, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng viêm VA độ 3 và cách điều trị.

VA là gì? Nguyên nhân gây viêm VA?

VA là một tổ chức lympho ở khu vực vòm mũi họng. Bình thường VA phát triển cho đến khi trẻ được 6 tuổi sẽ hết, một số trường hợp đặc biệt có thể thấy VA ở người lớn.

Do VA nằm ở vị trí đặc biệt nên thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn và hay bị viêm, tuy nhiên thường chỉ là tình trạng viêm nhẹ. Chức năng của VA là tạo ra kháng thể sau mỗi lần bị viêm như vậy.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ có sức đề kháng yếu, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào toàn bộ VA. Khi này, hệ thống bạch cầu trong cơ thể trẻ không có đủ sức để chống chọi lại sự tấn công của vi khuẩn và phải chịu thua. Vi khuẩn sẽ ở lại đây, sinh sôi phát triển gây ra tình trạng viêm bệnh lý.

vicare.vn-viem-va-do-3-dieu-tri-nhu-nao-body-1

Phân độ viêm VA

Việc phân độ viêm VA dựa vào tình trạng quá phát của VA trên hình ảnh nội soi. Có thể nội soi VA qua đường miệng hoặc qua đường mũi. Đây cũng chính là cơ sở để chẩn đoán viêm VA tốt nhất hiện nay.

Trên hình ảnh nội soi, sự quá phát của VA được chia thành 4 độ, dựa trên mức độ che lấp cửa mũi sau của VA:

  • VA phì đại độ I (viêm VA độ 1): VA quá phát che lấp cửa mũi sau dưới 25%.
  • VA phì đại độ II (viêm VA độ 2): VA quá phát che lấp cửa mũi sau từ 25% đến dưới 50%.
  • VA phì đại độ III (viêm VA độ 3): VA quá phát che lấp cửa mũi sau từ 50% đến dưới 75%.
  • VA phì đại độ IV (viêm VA độ 4): VA quá phát che lấp cửa mũi sau từ 75% trở lên.

Như vậy khi trẻ bị viêm VA độ 3 sẽ có các triệu chứng của viêm VA như trên, đồng thời trên hình ảnh nội soi sẽ thấy VA quá phát che lấp cửa mũi sau từ 50% cho đến dưới 75%. Chính vì vậy trẻ sẽ có biểu hiện triệu chứng ngạt mũi nặng.

Điều trị viêm VA độ 3 như thế nào?

vicare.vn-viem-va-do-3-dieu-tri-nhu-nao-body-2

Bệnh nhân bị viêm VA độ 3 sẽ được điều trị nội khoa trước.

  • Trẻ sẽ được cho nhỏ mũi bằng dầu Gomenol 1%, dung dịch Chloromycetine 40/00.
  • Đồng thời để tránh tình trạng trẻ bị khô miệng, bác sĩ khuyến cáo có thể đặt máy phun sương trong phòng của bé, nhằm làm ẩm không khí.
  • Cho trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp có thể tránh được hiện tượng ngủ ngáy và ngừng thở khi ngủ.

Tuy nhiên khi bị viêm VA độ 3, trẻ sẽ được bác sĩ cân nhắc việc phẫu thuật nạo VA, nếu như việc điều trị nội khoa không có kết quả, hoặc có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Chính vì vậy các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khuyên các bậc phụ huynh rằng: với các bé từ 2-5 tuổi nếu bị viêm mũi họng kéo dài, bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì nên nội soi kiểm tra VA. Bởi nếu tình trạng viêm VA không được điều trị sớm, sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị “khuyết tật” và mang bộ mặt đặc trưng của bệnh viêm VA đó là: da mặt tái, môi trên thì bị kéo xếch lên trên, còn môi dưới thì bị dài thông, làm cho miệng không khép kín lại được, răng bị vẩu, răng mọc lệch, hai mắt trẻ mở to,trẻ ngây ngô, lưng bị cong hoặc gù, ngực nhô, bụng ỏng và mông teo.

Để biết trẻ bị viêm VA độ 3 hay độ mấy thì cần phải đưa trẻ tới các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai mũi họng thăm khám, nội soi VA mới biết được. Khi trẻ bị viêm VA độ 3 việc điều trị sẽ được bác sĩ cân nhắc đến khả năng phẫu thuật nạo VA.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh viêm VA ở trẻ nhỏ
  • Viêm VA khác viêm Amidan như thế nào?