Viêm tuyến nước bọt là bệnh gì?

Viêm tuyến nước bọt là một bệnh thường gặp ở vùng hàm mặt sau các bệnh lý về răng. Vậy viêm tuyến nước bọt là bệnh gì? Cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Viêm tuyến nước bọt là bệnh gì? Viêm tuyến nước bọt là bệnh gì?

Viêm tuyến nước bọt là bệnh gì?

Nhiễm trùng tuyến nước bọt xảy ra khi tuyến nước bọt hay ống dẫn bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Nhiễm trùng có thể do lưu lượng nước bọt giảm hoặc cũng có thể do tắc nghẽn, viêm ống dẫn nước bọt của bạn. Tình trạng này được gọi là viêm tuyến nước bọt. Nước bọt được tiết ra giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và giúp cho miệng của bạn sạch sẽ. Nó giúp rửa sạch vi khuẩn và thức ăn còn sót lại cũng như kiểm soát lượng vi khuẩn trong miệng bạn. Nếu như có ít nước bọt được tiết ra đồng nghĩa với việc ít vi khuẩn và các hạt thức ăn bị cuốn trôi sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Nguyên nhân của viêm tuyến nước bọt

Hầu hết các nhiễm trùng tuyến nước bọt đều do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn Staphylococus aureus được coi là vi khuẩn phổ biến gây ra viêm tuyến nước bọt. Ngoài ra, viêm tuyến nước bọt có thể do vi khuẩn streptococus viridans, Haemophilusenzae, hay Escherichia coli.. Những nhiễm trùng này là do việc giảm sản xuất nước bọt do tắc nghẽn hay viêm tuyến nước bọt gây ra.

Ngoài vi khuẩn , virus hay các bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt như:

  • Quai bị
  • HIV
  • Cúm A và các nhiễm trùng đường hô hấp trên loại I và II
  • Mụn rộp
  • Sỏi tuyến nước bọt
  • Khối u
  • Hội chứng Sjogren
  • Mất nước
  • Vệ sinh răng miệng không đầy đủ
  • Suy dinh dưỡng

Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt

Một số có thể cho thấy bạn đang bị viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, nếu như thấy các triệu chứng này bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất.

  • Bạn thấy miệng mình có mùi hôi hoặc xuất hiện mùi lạ trong miệng
  • Khó có thể mở miệng
  • Đau, khó chịu khi mở miệng hoặc khi ăn
  • Xuất hiện mủ ở trong miệng
  • Khô miệng
  • Đau miệng
  • Đau mặt
  • Xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng như sốt hay ớn lạnh
  • Đỏ hoặc sưng ở trên hàm ở phía trước tai hay hàm dưới hoặc dưới đáy miệng của bạn
  • Sưng mặt hoặc cổ

Bạn nên đi gặp bác sĩ ngay nếu như bị nhiễm trùng tuyến nước bọt và bị sốt cao, khó thở hoặc khó nuốt hoặc thấy các triệu chứng trên kia xấu đi.

vicare.vn-viem-tuyen-nuoc-bot-la-benh-gi-body-1

Các yếu tố nguy cơ mắc viêm tuyến nước bọt

Các yếu tố sau đây cũng có thể khiến bạn mắc viêm tuyến nước bọt:

  • Tuổi trên 65 tuổi
  • Vệ sinh răng miệng không thường xuyên
  • Không được tiêm phòng quai bị
  • HIV
  • AIDS
  • Hội chứng Sjogren
  • Bệnh tiểu đường
  • Suy dinh dưỡng
  • Nghiện rượu
  • Hội chứng khô miệng.

Biến chứng của viêm tuyến nước bọt

Các biến chứng của viêm tuyến nước bọt là không phổ biến. Nếu như viêm tuyến nước bọt không được điều trị kịp thời có thể hình thành áp xe trong tuyến nước bọt. Những nhiễm trùng tuyến nước bọt gây ra bởi các khối u lành tính có thể lan ra các tuyến khác. Các khối u ác tính có thể phát triển và gây mất vận động ở phía bị viêm tuyến nước bọt.

Các biến chứng cũng có thể xảy ra khi các vi khuẩn bắt đầu lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể

Điều trị viêm tuyến nước bọt

Điều trị viêm tuyến nước bọt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, mủ hoặc sốt.

Bên cạnh đó có thể áp dụng các cách dưới đây ngay tại nhà để bệnh nhân thấy thoải mái:

  • Uống 8-10 ly nước pha với chanh mỗi ngày để kích thích tiết nước bọt và vệ sinh tuyến nước bọt.
  • Xoa bóp vùng tuyến nước bọt bị viêm
  • Chườm ấm lên tuyến nước bọt bị viêm
  • Súc miệng bằng nước muối ấm
  • Có thể ngậm lát chanh để kích thích tiết nước bọt và giảm sưng.

Phòng tránh viêm tuyến nước bọt

Không có bất cứ cách nào có thể phòng không bị viêm tuyến nước bọt. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm trùng là uống nhiều nước và vệ sinh răng miệng thường xuyên 2 lần/ngày. Không ăn kẹo, đồ ăn nhanh vào buổi tối. Sau khi ăn nên lấy hết các thức ăn thừa trong miệng ra. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Hầu hết các trường hợp viêm tuyến nước bọt đều không phải phẫu thuật. Tuy nhiên một số trường hợp mắc viêm tuyến nước bọt mãn tính hoặc bị tái phát liên tục thì nên phẫu thuật để điều trị dứt điểm.

Xem thêm:

  • Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không?
  • Hôn nhau có lây bệnh qua đường nước bọt?
  • HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?