Viêm tụy cấp rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời

Trong tiêu hóa thức ăn bị nhiễm trùng, nhiễm độc gọi là tình trạng viêm tụy cấp. Bệnh thường gặp khi ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, nhiều đạm kết hợp với uống nhiều rượu bia, nhất là sau các bữa tiệc. Vì cơ chế bệnh diễn ra do men trypsin của tụy vốn ở dạng không hoạt động chuyển thành dạng hoạt động làm tổn thương đến nhu mô tụy.

Viêm tụy cấp rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời Viêm tụy cấp rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời

Triệu chứng bệnh viêm tụy cấp

Bệnh có 4 triệu chứng rõ rệt như:

  • Đau bụng vùng thượng vị dữ dội, đột ngột (nhất là sau bữa ăn giàu chất). Cơn đau lan ra ngực hoặc lưng. Đau đột ngột, lúc nặng, lúc nhẹ, khi ăn uống có thể đau hơn và có thể xuất hiện chứng phình bụng nhẹ.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Mạch đập nhanh
  • Sốt từ 38 độ C trở lên

Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ thấy bụng chướng nhẹ, thành bụng phản ứng, không co cứng thành bụng, do liệt ruột nên nhu động ruột giảm hoặc mất, tắc mật,....

vicare.vn-viem-tuy-cap-rat-de-tu-vong-neu-khong-duoc-cap-cuu-kip-thoi-body-1

Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh có giá trị trong viêm tụy cấp bao gồm: Chụp phim bụng không chuẩn bị, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính không chuẩn bị, siêu âm ổ bụng nhưng hạn chế do bụng trướng, thành bụng dày. Việc chẩn đoán hình ảnh sẽ cho thấy hình ảnh chi tiết trong viêm tụy và mức độ bị viêm để có hưởng xử trí.

Khi có hình ảnh chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào đó để đánh giá mức độ viêm tụy. Mức độ này được chia theo các thang điểm, bệnh càng nặng thì càng nhiều yếu tố, tình trạng nặng thì tiên lượng rất xấu.

Viêm tụy cấp có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tụy cấp sẽ nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong khi đó, bệnh đáng lo ngại là có dấu hiệu đau giống với đau dạ dày, tá tràng nên dễ gây nhầm lẫn và chủ quan. Nhưng viêm tụy cấp không được cấp cứu kịp thời sẽ có tiên lượng xấu. Nhất là bệnh dễ tái phát và khi tái phát thường nặng và nguy hiểm hơn rất nhiều lần.

Trước đây, tỷ lệ tử vong do viêm tụy cấp chiến 60-70%. Mặc dù hiện nay y học tiến bộ hơn trong điều trị và có máy móc hiện đại hỗ trợ nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn chiếm 10-15% trong tổng số các ca tử vong do bệnh tật. Hơn nữa, điều trị bệnh cần thời gian dài nên là gánh nặng về chi phí.

Bệnh rơi vào trường hợp viêm tụy cấp hoại tử xuất huyết thì thuộc tình trạng nặng, diễn biến nhanh, phức tạp nên tỷ lệ tử vong cao. Bệnh dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn do cơ thể bị nhiễm trùng nặng, sốc do men tụy tăng cao, khiến viêm phúc mạc, xuất hiện, suy đa tạng phủ,... Nếu không vận chuyển bệnh nhân lên tuyến cao nhất kịp thời thì rất dễ tử vong.

Vậy điều trị viêm tụy cấp như thế nào?

Viêm tụy cấp là cấp cứu nội khoa, tiên lượng xấu và có nhiều biến chứng (giảm thể tích máu, hoại tử tụy, nang giả tụy, suy hô hấp cấp,nhiễm trùng huyết, liệt ruột cơ năng,....)

Bệnh nặng thì còn có biến chứng nguy hiểm khác như: Trụy tim mạch, suy giảm hô hấp, loét dạ dày tá tràng, suy giảm chức năng thận, chảy máu trong tụy,... khiến bệnh nhân bị sốc và dễ tử vong.

Do đó, điều trị bệnh bằng cách can thiệp nội khoa với hồi sức. Ngoài ra, bác sĩ cũng điều trị theo nguyên nhân và biến chứng của bệnh. Nếu bệnh do giun thì diệt giun và dùng kháng sinh. Nếu do sỏi thì cần kết hợp điều trị loại sỏi.

Nếu bệnh nhân bị nặng, hồi sức không cải thiện thì can thiệp ngoại khoa bằng cách mổ loại bỏ mô tụy bị hoại tử, cầm máu và dẫn lưu. Trước đây, bệnh thường do sỏi mật, sỏi tụy, giun chui ống mật nhưng nay tỷ lệ bệnh lại do rượu bia tăng lên nhanh chóng, chiếm đến 70-80% tổng số bệnh nhân bị bệnh.

Cách giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tụy cấp

vicare.vn-viem-tuy-cap-rat-de-tu-vong-neu-khong-duoc-cap-cuu-kip-thoi-body-2

Thói quen sinh hoạt có thể giảm nguy cơ và hạn chế diễn tiến bệnh viêm tụy cấp, như:

  • Bỏ uống rượu bia
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Ăn uống ít chất béo và bổ sung nhiều trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein
  • Uống nước tối thiểu 2 lít nước cho 1 ngày
  • Nếu bị đau bụng, nôn ra máu, khi uống rượu có vấn đề, vàng da và vàng mắt, sốt hơn 38 độ C, sụt cân, chuột rút, động kinh thì nên đi khám bác sĩ ngay.

Xem thêm:

  • Viêm tụy cấp - “Sát thủ” thường gặp trong phòng cấp cứu
  • Vì sao tăng triglyceride máu lại dẫn đến viêm tụy?