Viêm tụy cấp - “Sát thủ” thường gặp trong phòng cấp cứu

Viêm tụy cấp là một trong những bệnh thường được gặp ở khoa cấp cứu ở các bệnh viện. Viêm tụy cấp gây ra những biến chứng nặng nề và người bệnh có thể tử vong. Lưu ý về viêm tụy cấp để bạn có thể nhận biết các dấu hiệu bệnh và được cấp cứu kịp thời.

Viêm tụy cấp - “Sát thủ” thường gặp trong phòng cấp cứu Viêm tụy cấp - “Sát thủ” thường gặp trong phòng cấp cứu

Viêm tụy cấp là một trong những bệnh thường được gặp ở khoa cấp cứu ở các bệnh viện. Viêm tụy cấp gây ra những biến chứng nặng nề và người bệnh có thể tử vong. Lưu ý về viêm tụy cấp để bạn có thể nhận biết các dấu hiệu bệnh và được cấp cứu kịp thời.

Viêm tụy cấp do đâu?

Tuyến tụy là nơi dịch tụy được sản xuất bao gồm cả các men tiêu hóa (Amylase, Lipase, Proteases, Trysin,...) và hormone như insulin, glucagon (các hormone điều chỉnh đường huyết). Viêm tụy cấp làm tổn thương các tế bào này, có tiên lượng xấu có thể gây hoại tử trong tụy, gây tử vong,...

  • Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp. Trong đó sỏi đường mật hay giun đũa gây bệnh đường mật (chiếm đến 40 – 50%) và uống rượu (chiếm 20 – 30%) là nguyên nhân gây viêm tụy cấp thường gặp nhất.
  • Ngoài ra, các chấn thương vùng bụng (chấn thương do tai nạn xe hoặc té ngã,...), các bệnh lý gây tổn thương mạch máu nhỏ (như bệnh tiểu đường, bệnh Lupus ban đỏ), các bệnh có tăng lipide máu (như bệnh rối loạn chuyển hoá lipide máu), các rối loạn chuyển hoá (tăng calci huyết do cường tuyến cận giáp), nhiễm siêu vi (như sởi, quai bị,...), dị ứng hay các các thuốc: Furosemide, Cimetidine, Methyl-dopa, Estrogenes, Tetracycline ...đều có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm tụy cấp.
  • Khoảng 20 – 25 % trường hợp viêm tụy cấp không thể xác định nguyên nhân.

Dấu hiệu của viêm tụy cấp là gì?

vicare.vn-viem-tuy-cap-sat-thu-thuong-gap-trong-phong-cap-cuu-body-1

Hãy đi khám với bác sĩ ngay lập tức khi bạn gặp các triệu chứng sau:

  • Đau bụng với các cơn đau thường phát đột ngột (sau 1 bữa ăn no, nhiều mỡ hay sau 1 bữa tiệc), đau dữ dội, bạn đau ở vùng trên rốn, bên trái, cơn đau lan ra lưng trái và với tư thế gập cong người bạn thấy cơn đau giảm nhẹ.
  • Buồn nôn, nôn nhiều và liên tục, không đỡ đau sau khi nôn. (khi nôn ra máu thì có thể có xuất huyết).
  • Sốt
  • Táo bón hoặc tiêu chảy, chướng hơi.
  • Có thể có bầm tím dưới da.

Biến chứng của viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp có thể gây các biến chứng nặng nề.

  • Trong những ngày đầu của viêm tụy cấp, các biến chứng xuất huyết hay nhiễm độc có thể gây sốc. Muộn hơn (ở tuần thứ 2 của bệnh), sốc thường xảy ra do nhiễm trùng
  • Xuất huyết tại tuyến tụy, trong ống tiêu hóa, trong xoang bụng hay ở các cơ quan xa có thể xảy ra do các men trong dịch tụy làm tổn thương các mạch máu
  • Thường vào cuối tuần đầu hoặc đầu tuần thứ hai của bệnh, xảy ra nhiễm khuẩn tại tuyến tụy dẫn đến thành lập ổ áp-xe tụy. Nhiễm khuẩn khu trú ở vùng dưới cơ hoành hoặc lan ra thành phúc mạc gây viêm phúc mạc toàn thể do bội nhiễm dịch cổ trướng, mô hoại tử; có thể suy hô hấp cấp... tiên lượng nặng.
  • Thường xuất hiện vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 của bệnh, Nang giả tụy hình thành do hiện tượng đóng kén làm khu trú tổn thương. Nang giả tụy có thể biến mất trong 4-6 tuần; nó cũng có thể tồn tại lâu dài hơn và có thể dẫn đến các biến chứng bội nhiễm khuẩn, hóa áp-xe. Viêm tụy mạn là viêm tụy cấp tái đi tái lại nhiều lần , viêm tụy cấp ở người nghiện rượu chiếm đa số. Vì điều đó, người nghiện rượu phải chú ý có thể là một đợt cấp của viêm tụy mạn.

Làm gì để giảm nguy cơ mắc viêm tụy cấp?

vicare.vn-viem-tuy-cap-sat-thu-thuong-gap-trong-phong-cap-cuu-body-2

Hãy giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ những thói quen sinh hoạt lành mạnh dưới đây:

  • Không uống rượu.
  • Ngừng hút thuốc lá
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng ít chất béo: hạn chế chất béo, ăn nhiều rau quả, trái cây tươi và thực phẩm giàu protein, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống nhiều nước.
  • Nên đi khám ngay nếu bạn gặp các triệu chứng của bệnh vì bệnh tiến triển rất nhanh.

Nên tránh ăn gì khi bị viêm tụy?

Bạn nên hạn chế dầu mỡ, thịt béo, tinh bột tinh chế và thức ăn, đồ uống nhiều đường vì có thể rất đau khi cố gắng ăn những thực phẩm trên.

Một số thực phẩm cần tránh khi viêm tụy:

  • Bánh mì và tinh bột: nên tránh bánh mì hoặc ngũ cốc vì có hàm lượng chất béo cao. Bánh rán có quá nhiều chất béo như bánh quy và bánh quế rất khó tiêu hóa. Có thể chọn tinh bột ngũ cốc (gạo nâu,...)
  • Quả bơ: Trái cây và rau quả thường tốt khi bạn bị viêm tụy nhưng quả bơ lại khá giàu chất béo nên người bệnh cần tránh loại quả này.
  • Rau xào quá nhiều dầu mỡ: khi ăn rau, nên cho ít dầu mỡ vào khi chế biến.
  • Sữa và rượu, bia: rượu bia và sữa giàu chất béo làm bệnh trầm trọng hơn.Nên thay thế chất béo của sữa, pho mát và sữa chua bằng các thực phẩm có lượng chất béo thấp hơn vì nó tốt hơn cho tiêu hóa. Có thể dùng nước trái cây, trà,...
  • Nguồn thịt và protein: hạn chế các loại thịt với chất béo 15 - 25 %, nên bổ sung protein từ thịt nạc, trứng, đậu.
  • Kẹo và món tráng miệng: bánh và kem thường có rất nhiều chất béo để tạo hương vị. Không nên dùng thực phẩm làm bằng sữa toàn bộ hay một lượng lớn bơ.
  • Hạn chế thêm chất béo, dầu khi nấu ăn

Xem thêm:

  • Vì sao tăng triglyceride máu lại dẫn đến viêm tụy?
  • CEA cao bao nhiêu là dấu hiệu ung thư tụy?